Bé H.V.N.H 5 t.uổi, ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cân nặng chỉ 11 kg. Đi khám được phát hiện mắc bệnh thông liên nhĩ và có chỉ định phẫu thuật sớm.
BSCK I Nguyễn Minh Cường, Trưởng Khoa Dịch vụ Y tế tự nguyện (BV Sản – Nhi Bắc Giang) cho biết, gia đình bé thấy con biếng ăn, chậm lớn nên đưa bé đến khám tại bệnh viện và được phát hiện mắc bệnh thông liên nhĩ.
Thông liên nhĩ là bệnh lý tim bẩm sinh chiếm từ 7 – 15% trong tổng số ca bệnh tim bẩm sinh. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ gái, nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bài Viết Liên Quan
- Sử dụng gia vị cho trẻ ăn dặm đúng cách
- Cách làm sinh tố bơ chuối giúp trẻ tránh bị táo bón
- Không chỉ tốt như Viagra, đậu bắp còn chống ung thư, tiểu đường
Với sự hỗ trợ trực tiếp từ thầy thuốc BV Nhi TW, bác sĩ BV Sản Nhi Bắc Giang đã thực hiện kỹ thuật mổ tim hiện đại, đảm bảo tính thẩm mỹ. Ảnh: Mai Toan
Được sự hỗ trợ trực tiếp và chuyển giao kỹ thuật của TS Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Nhi TW), thầy thuốc BV Sản Nhi Bắc Giang đã thực hiện kỹ thuật mổ mới thay vì kỹ thuật cũ có vết mổ ở vị trí giữa ngực, kỹ thuật này vị trí mổ đi qua khoang liên sườn, ít xâm lấn, giảm biến chứng sau này do không phải can thiệp vào xương.
Vết mổ ngắn, nằm ở dưới nách nên bảo đảm tính thẩm mỹ. Bằng các biện pháp kỹ thuật chuyên sâu, các bác sĩ đã làm cho một bên phổi xẹp lại tạm thời để can thiệp vào tim, tiến hành vá lỗ thông liên nhĩ.
Được biết, phẫu thuật tim cho t.rẻ e.m được BV Sản – Nhi Bắc Giang triển khai nhiều năm qua với hàng trăm ca thành công, đây là lần đầu tiên áp dụng kỹ thuật tiên tiến với đường mổ ở sườn. Trước đó, để chuẩn bị ứng dụng kỹ thuật mới, BV Sản – Nhi Bắc Giang đã cử ê kíp mổ gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… tham gia khóa đào tạo chuyên sâu tại BV Nhi TW.
Bác sĩ khuyến cáo, gia đình có trẻ nhỏ cần quan tâm dấu hiệu như chậm tăng cân, da tím tái, kém ăn hoặc ăn được nhưng không lớn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nhật Bản: Lần đầu phẫu thuật điều trị thành công cho thai nhi trong bụng mẹ
Một bệnh viên tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, mới đây đã phẫu thuật chữa bệnh tim thành công cho một thai nhi trong bụng mẹ và đây cũng là ca phẫu thuật thai nhi đầu tiên được thực hiện tại nước này.
Các bác sĩ tiến hành cuộc phẫu thuật điều trị cho thai nhi bị hẹp van động mạch chủ tại Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển T.rẻ e.m ở Tokyo vào tháng 7. Ảnh: japantimes
Theo thông tin mới được Trung tâm sức khỏe và phát triển t.rẻ e.m quốc gia Nhật Bản xác nhận, thai nhi đã trải qua cuộc phẫu thuật hồi tháng 7 vừa qua khi được 25 tuần t.uổi trong bụng mẹ. Em bé đã được sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt. Bé bị mắc bệnh hẹp van động mạch chủ vốn bị xếp vào diện bệnh lý tim nghiêm trọng. Bệnh xuất hiện khi các van giữa tâm thất trái (có nhiệm vụ bơm m.áu đi toàn cơ thể) và động mạch chủ bị hẹp, làm giảm hoặc gây tắc nghẽn lưu thông m.áu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ t.ử v.ong.
Theo bệnh viện, việc phẫu thuật tim có thể được tiến hành sau khi em bé chào đời nhưng khi đó khả năng phục hồi hoàn toàn sẽ thấp hơn vì tim của bé phải chịu áp lực lâu hơn khi ở trong bụng mẹ. Bệnh viện này bao gồm một trung tâm nghiên cứu và ca phẫu thuật trên cũng là một nghiên cứu lâm sàng nhằm xác định độ an toàn của phương thức điều trị mới này. Các bác sĩ đã tiến hành siêu âm để đ.ánh giá kỹ lưỡng mọi điều kiện bên trong bụng người mẹ và gắn một ống thông bên trong tim của thai nhi. Sau đó, các bác sĩ sử dụng một quả bóng gắn với ống thông đó để nới rộng van động mạch chủ.
Phó Giám đốc Bệnh viện Haruhiko Sago cho biết dù không nhiều bệnh có thể điều trị được từ giai đoạn trong bụng mẹ nhưng rất may mắn việc điều trị các bệnh tim bẩm sinh lại có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn này. Theo bệnh viện, bệnh tim bẩm sinh cũng hiếm khi được ghi nhận, khoảng 10.000 bé sơ sinh thì chỉ có khoảng 3-4 bé mắc bệnh này. Bệnh viện dự định sẽ tăng số lượng các ca phẫu thuật để điều trị bệnh tim cho trẻ từ trong bụng mẹ.
Trước đó, các ca phẫu thuật chữa bệnh cho thai nhi trong bụng mẹ cũng từng được thực hiện thành công tại châu Âu và Mỹ.