Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến thường gặp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của người bên cạnh.
Trong lúc ngủ, cơ thể sẽ hít vào một lượng khí. Lượng khí này sẽ đi vào mũi hoặc miệng rồi xuống phổi và thở ra một cách tự nhiên. Nếu vùng hầu họng bị hẹp sẽ khiến lượng khí hít vào đó đi qua một vùng hẹp hơn, các mô niêm mạc xung quanh vì thế bị rung lên và tạo ra âm thanh. Âm thanh này có tiếng khò khè hay khàn khàn, phát ra từ mũi hoặc miệng nên được gọi là ngáy.
Nguyên nhân gây ngủ ngáy
– Nghẹt mũi hay đường thở trong mũi bị tắc: Do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, do biến dạng mũi như lệch vách ngăn…
– Ở một số người có các cơ ở họng và lưỡi ít hoạt động, chúng chùng xuống và tạo áp lực lên đường thở. Lạm dụng bia rượu hoặc t.huốc n.gủ, t.uổi càng cao thì các cơ càng kém vận động hơn.
– Thừa cân béo phì có thể khiến mô vùng họng trở nên kém linh động gây ngủ ngáy.
– Mắc VA, amidan hoặc hạch họng lớn cũng gây ngủ ngáy
– Ngủ nghỉ không điều độ gây tinh thần mệt mỏi
Nguy cơ lớn nhất của ngủ ngáy đối với bản thân là “ngưng thở khi ngủ”. Nghĩa là chúng ta có thể bị hẹp đường thở khi đó oxy lên não bị thiếu đi, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như: sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải; thậm chí ngủ gật khi lái xe; chất lượng công việc bị giảm sút không được linh hoạt và minh mẫn. Nếu ngưng thở khi ngủ kéo dài trên 10 giây hoặc hơn nữa thì đôi khi sẽ dẫn đến trường hợp xấu nhất đó là đột tử.
Ngoài ra, một người ngủ ngáy trước tiên làm ảnh hưởng đến người xung quanh rất nhiều như con cái, vợ, chồng, hàng xóm,… vì âm thanh tiếng ngáy của bạn có thể khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu và không thể đi vào giấc ngủ.
Bài Viết Liên Quan
- Chuyên gia cảnh báo tránh uống rượu khi tiêm vaccine Covid-19
- Nhiều trẻ nhập viện khi chơi Halloween do viêm da dị ứng
- Phó giáo sư Võ Trương Như Ngọc: “Trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ chăm sóc răng miệng cho t.rẻ e.m”
Cách khắc phục ngủ ngáy
Tránh ăn quá no vào bữa tối
Trong các bữa ăn hằng ngày, nhất là bữa tối thì không nên ăn quá no. Vì việc đó vừa có ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, vừa là nguyên nhân gây nên chứng ngủ ngáy vào ban đêm. Chính vì thế khi ăn xong sau bữa tối, nên đi bộ thể dục để giúp việc tiêu hóa được nhanh hơn và đồng thời cũng giúp cơ thể có được giấc ngủ hơn, sâu hơn. Không ăn các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa trước khi ngủ.
Thay đổi tư thế ngủ
Nếu nằm ngửa có thể khiến cho lưỡi và vòm miệng có xu hướng đổ xuống họng gây ngủ ngáy. Nằm nghiêng giúp giảm bớt tình trạng này. Sử dụng gối cao giúp khai thông đường thở.
Giảm cân
Người thừa cân béo phì thường có nguy cơ ngủ ngáy. Giảm cân là biện pháp giảm ngủ ngáy đã được chứng thực.
Không uống bia rượu, hút t.huốc l.á
Tránh uống rượu trước khi ngủ, vì rượu bia gây giảm trương lực cơ bao gồm cả cơ họng. Bỏ t.huốc l.á do t.huốc l.á gây kích thích đường hô hấp.
Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ
Những người thiếu ngủ làm tinh thần mệt mỏi dễ dẫn đến ngủ ngáy. Không nên sử dụng các t.huốc a.n t.hần hoặc bất cứ loại thuốc nào gây giảm trương lực cơ vùng họng.
Thường xuyên thay ga giường, vỏ gối
Do bụi nhà có thể là tác nhân gây dị ứng có thể là nguyên nhân gây ngủ ngáy.
Làm thông thoáng đường thở
Dùng thuốc xịt mũi nếu như đang bị viêm mũi gây tiết dịch cản trở đường hô hấp.
5 lưu ý quan trọng để phòng ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 sau ung thư dạ dày, phổi, vú, vòm. Đây là căn bệnh có thể tầm soát phát hiện sớm, tiên lượng điều trị tốt ở giai đoạn sớm.
Trên thực tế, có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Việt Nam được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng theo độ t.uổi, t.uổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng gia tăng. Bệnh cũng có nguy cơ ở người có t.iền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng; Bệnh sử cá nhân hoặc gia đình có polyp đại trực tràng cũng làm tăng nguy cơ ung thư; Cả bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng đều có thể tiến triển ung thư.
Đáng nói, ung thư đại trực tràng hiếm khi biểu hiệu rõ ràng ở giai đoạn sớm, nhưng căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa, với 5 lưu ý quan trọng dưới đây:
1. Khám sàng lọc ung thư
Bạn hãy thực hiện kiểm tra phát hiện ung thư đại trực tràng định kỳ, bắt đầu từ t.uổi 50 và sớm hơn, nếu là người có yếu tố nguy cơ cao. Nếu bạn có t.iền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc bị polyp đại trực tràng, hoặc t.iền sử những loại ung thư khác, hoặc bệnh viêm ruột, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để được khám sàng lọc kiểm tra sớm hơn.
2. Ăn nhiều chất xơ
Rau xanh, trái cây có ý nghĩa rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng. Chúng được ví như chiếc chổi quét sạch những mảng bám vào đại trực tràng. Vì thế, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh, tốt nhất là nên ăn sống, ăn đồ luộc thay vì chiên xào có nhiều dầu mỡ.
3. Chế độ ăn ít chất béo
Thay vì đồ chiên rán, hãy lựa chọn cách chế biến phù hợp, luộc, hấp. Ngoài ra, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, giàu chất béo không có lợi cho cơ thể.
4. Không uống nhiều rượu và không hút thuốc
Nếu bạn sử dụng rượu bia, chỉ sử dụng lượng rất ít mỗi ngày. Các chất cồn và t.huốc l.á đều là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng và các loại ung thư đường tiêu hóa khác. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ ngay. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bao giờ thử dùng.
5. Tập thể dục thường xuyên
Hãy tập ít nhất 20 phút trong 3 đến 4 ngày trong tuần. Các hoạt động đơn giản như đi bộ, làm vườn, leo cầu thang có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.