1. Liếm vào bên trong cổ tay và ngửi
Sau khi liếm bên trong cổ tay, hãy đợi từ 5 đến 10 giây rồi ngửi. Bạn sẽ biết ngay hơi thở có mùi hay không. Nếu bạn cảm nhận được mùi hôi, đó có thể là do lưỡi có phủ lớp lưu huỳnh.
2. Lấy ngón tay chạm đầu lưỡi
Chỉ cần lấy ngón tay chạm vào đầu lưỡi rồi chờ nước bọt trên ngón tay khô và ngửi.
3. Thở vào ly sạch
Lấy một chiếc ly sạch và hít thở bên trong ly. Sau đó, đặt mũi gần xung quanh miệng ly và hít vào thật mạnh. Bạn sẽ ngửi được hơi thở của chính mình. Bạn cũng có thể sử dụng túi nhựa không mùi. Thở ra và sau đó hít thở sâu.
4. Lau bề mặt lưỡi bằng một miếng gạc
Rất đơn giản, bạn lấy một miếng gạc sạch lau bề mặt lưỡi và nhìn vào miếng gạc sau đó. Nếu miếng gạc có màu vàng có nghĩa là hơi thở của bạn có mùi. Và nó là do sản xuất sunfua ở mức độ cao. Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng khăn giấy.
5. Dùng thìa
Lấy một chiếc thìa và dùng nó để cạo phần sau của lưỡi. Để khô một chút rồi ngửi. Đừng quên kiểm tra lớp phủ mà bạn đã loại bỏ khỏi bề mặt lưỡi.
6. Dùng dụng cụ cạo lưỡi
Hãy dùng dụng cụ cạo lưỡi và cạo từ phía sau lưỡi. Nếu bạn nhận thấy rằng lớp phủ trên lưỡi có màu trắng, thì điều đó có nghĩa là có rất nhiều mảnh vụn từ thức ăn, vi khuẩn hoặc tế bào chết đã tập trung ở đó. Bạn nên vệ sinh lưỡi thường xuyên.
7. Sử dụng chỉ nha khoa
Chọn chỉ nha khoa không mùi để biết hơi thở có mùi hay không. Đặt chỉ nha khoa giữa các kẽ răng và ngửi. Hơi thở có mùi có thể là do thức ăn bị mắc kẹt giữa các kẽ răng.
8. Tới nha sĩ và thực hiện một bài kiểm tra đặc biệt
Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với hơi thở của mình hoặc nếu bạn chỉ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, hãy yêu cầu nha sĩ giúp đỡ. Nha sĩ có thể thực hiện một bài kiểm tra halimeter, xác định mức độ hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong miệng. Mức độ cao có nghĩa là vi khuẩn phát triển trong ruột hoặc miệng. Nha sĩ cũng có thể thực hiện một bài kiểm tra cảm quan bằng cách kiểm tra hơi thở của bạn thông qua một ống hút nhựa.
Ngọc Huyền – Theo brightside