Bệnh viện Quân y 175 can thiệp ECMO thành công cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông dẫn đến tổn thương đa cơ quan có tổn thương dập phổi nặng, tình trạng nguy kịch.
Nam bệnh nhân H.N.S.N. (19 t.uổi, hiện là sinh viên), bị tai nạn giao thông và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng sốc đa chấn thương các vị trí: hàm mặt, chấn thương ngực kín, bụng kín…
Xác định ca bệnh rơi vào tình trạng hết sức nguy nguy kịch nên bệnh viện đã kích hoạt báo động đỏ – quy trình được tiến hành khẩn cấp đối với những ca bệnh mà sự sống và cái c.hết chỉ trong gang tấc.
Bệnh nhân đã có đáp ứng, phổi dần cải thiện và rút ECMO. (Ảnh bệnh viện cung cấp)
Các chuyên khoa gấp rút và nhanh chóng tiến hành phối hợp hội chẩn, thực hiện các biện pháp hồi sức chống sốc từ kiểm soát đường thở, bù dịch, bù m.áu, giảm đau đến chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng và tầm soát các tổn thương. Bệnh nhân có tình trạng xuất huyết trong ổ bụng lượng nhiều, kèm với các tổn thương khác.
Sau khi mở bụng cầm m.áu và tiến hành cấp cứu, các bác sĩ phát hiện chấn thương bị rách mạc nối lớn, thủng hỗng tràng và vỡ bàng quang. Ca phẫu thuật kéo dài trong nhiều giờ, đội ngũ y, bác sĩ hết sức thận trọng, gấp rút và tranh thủ “cướp giờ vàng” để cứu sống cho bệnh nhân.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào Khoa Hồi sức tích cực để điều trị, bước đầu chống sốc thành công. Tuy nhiên, sau đó 3 ngày, do tổn thương dập phổi tiến triển nặng, bệnh nhân bị diễn biến suy hô hấp rơi vào tình trạng nguy kịch và thất bại với thở máy.
Thượng úy, BS Tạ Văn Bạch – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, bệnh nhân trẻ t.uổi, các chấn thương tuy nặng nhưng có khả năng hồi phục nhanh, Khoa đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn với các chuyên gia về hồi sức và đưa ra quyết định đặt VV- ECMO (Kỹ thuật Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) để cứu sống cho bệnh nhân.
” Đây là quyết định hết sức khó khăn do bệnh nhân có nhiều nguy cơ c.hảy m.áu, khi chạy ECMO bắt buộc phải dùng thuốc kháng đông“, BS Bạch nói.
Sau đó bệnh nhân tổn thương phổi quá nặng, lưu lượng ECMO không đủ để hỗ trợ cho phổi, đồng thời xuất hiện tình trạng c.hảy m.áu rỉ rả mũi miệng và vết mổ ngay thành bụng.
” Trước tình trạng ngàn cân treo sợi tóc, các bác sĩ bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng đông tối thiểu, chấp nhận nguy cơ đông màng ECMO sớm hơn bình thường để bảo vệ bệnh nhân và bắt buộc đặt thêm đường lấy m.áu phụ để nâng lưu lượng ECMO“, BS Tạ Văn Bạch chia sẻ thêm.
Hiện bệnh nhân đã có đáp ứng, phổi dần cải thiện và rút ECMO, tình trạng bệnh đã cải thiện, các tổn thương được xử trí cơ bản, sinh hiệu ổn định, bệnh nhân đang tập cai máy thở và tiến hành điều trị vật lý trị liệu.
Ngâm xương trong ni-tơ lạnh, cứu đôi chân chiến sĩ trẻ bị ung thư
Để giữ được trọn vẹn đôi chân cho chàng trai 22 t.uổi, các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã cắt đoạn xương ung thư, xử lý qua nhiều công đoạn và nối lại.
Ngày 19/9, bác sĩ Phạm Xuân Tuấn, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật nối xương thành công cho bệnh nhân là một chiến sĩ trẻ mới 22 t.uổi.
Anh bị đau khớp gối phải khoảng 2 tháng. Khi chơi thể thao, anh cảm thấy mức độ đau nhiều hơn ở mặt ngoài khớp. Sau đó, bệnh nhân chụp CT Scanner khớp gối phải phát hiện tổn thương hủy xương lồi cầu ngoài. Kết quả sinh thiết xác định anh bị ung thư xương ác tính (sarcoma).
Khối xương được ngâm trong dung dịch ni-tơ bảo quản lạnh 20 phút. (Ảnh: BVCC)
Theo bác sĩ Phạm Xuân Tuấn, nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn, khối u lớn, phát triển không kiểm soát, không đáp ứng hóa trị, phương pháp chủ yếu là phẫu thuật đoạn chi. Do bệnh nhân còn quá trẻ, các bác sĩ đặt mục tiêu không chỉ cứu sống mà phải giúp anh thoát cảnh tật nguyền.
Sau 3 đợt hóa trị, bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u xương ác tính, nạo bỏ toàn bộ khối u. Phần xương vừa cắt ra được ngâm trong dung dịch Nitrogen bảo quản lạnh 20 phút rồi rã đông trong nhiệt độ phòng 15 phút và rã đông trong nước cất 10 phút.
Ê-kip tiếp tục tái tạo lại lồi cầu ngoài bằng xương mào chậu kết hợp với xi măng. Xương sau khi tái chế được cấy ghép lại vào chân người bệnh. Các bác sĩ đã kết hợp xương bằng 2 nẹp vít, tái tạo lại dây chằng bằng chỉ siêu bền.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục phải hóa trị bổ trợ thêm 5 đợt. Đến nay, không ghi nhận biến chứng.
Bác sĩ Tuấn cho hay, sau 3 tháng phẫu thuật, người bệnh tự đi lại mà không cần dụng cụ hỗ trợ, khớp gối vận động gấp được 90 độ. Quan sát trên phim X-quang thấy đang liền xương và không ghi nhận di căn.
“Kỹ thuật tái chế xương bằng cách đông cứng khối u xương bằng Nitrogen bảo quản lạnh sau khi cắt bỏ mang lại kết quả bước đầu khả quan, liền vết mổ kỳ đầu, không có tái phát tại chỗ sau mổ, không có di căn xa”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Kỹ thuật này có thời gian điều trị ngắn. Việc tái chế xương đơn giản vì chỉ ngâm trong dung dịch nitrogen bảo quản lạnh, bảo tồn được sụn khớp và dây chằng, cố định xương vững chắc bằng nẹp vít, không n.hiễm t.rùng và tái phát tại chỗ sau mổ, không phụ thuộc vào ngân hàng mô xương, dễ dàng gắn kết dây chằng, gân cơ và phần mềm vào khối xương sau khi cấy ghép lại, không giống như cấy ghép kim loại. Ngoài ra, xương cấy ghép hoàn toàn phù hợp về cấu trúc giải phẫu và không bị thải ghép sau cấy ghép lại, chi phí rẻ cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm xương sau cấy ghép sẽ thoái hóa và giảm mật độ xương theo thời gian.
Được biết, phẫu thuật bảo tồn chi trong bệnh lý u xương ác tính rất khó khăn, đòi hỏi phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế chuyên dụng. Các bác sĩ phải đ.ánh giá thật kỹ mức độ khả quan giữa phẫu thuật đoạn chi hay bảo tồn trên từng trường hợp. Việc bảo tồn chi giúp người bệnh tự tin và hy vọng vào cuộc sống, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ t.uổi.