Sợ nhà vệ sinh dơ, không kín đáo, không có nước rửa tay… là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị táo bón khi được các bác sĩ khám tại bệnh viện.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thăm khám và điều trị bệnh về tiêu hóa cho trẻ – Ảnh: THU HIẾN
Hiện nay, tình trạng táo bón của t.rẻ e.m và người lớn đang gia tăng rất đáng báo động, đặc biệt là ở các khu vực thành thị do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Nín nhịn đi vệ sinh vì sợ dơ
Bé V.B. (7 t.uổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) đang nằm điều trị táo bón tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Mẹ bé cho biết thấy con mình có biểu hiện đau bụng quặn lại, chị liền đưa con đến bệnh viện cấp cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận bé bị táo bón nặng, phải nhập viện điều trị.
“Mỗi lần đón con đi học về bé thường ôm bụng chạy nhanh đến nhà vệ sinh, khi tôi hỏi vì sao không đi vệ sinh ở trường, bé nói vì nhà vệ sinh ở trường dơ quá, có mùi nên không dám đi. Mặc dù tôi có dặn bé nhiều lần, nhưng tâm lý của trẻ vẫn sợ bẩn mà không dám đi vệ sinh”, mẹ bé B. cho biết.
Tương tự, chị T. (ngụ TP Thủ Đức) có con đang học cấp I cho biết nhiều lần nghe con đi học về nói nhà vệ sinh không có nước rửa tay và dơ nên cũng rất lo lắng.
“Nhà vệ sinh có rất nhiều vi khuẩn nên con đi rất dễ lây bệnh. Tôi có mua thêm nước sát khuẩn tay, hướng dẫn con dùng. Nhiều lần trong các cuộc họp phụ huynh tôi đã có ý kiến sửa chữa, thậm chí phụ huynh chúng tôi đồng ý đóng t.iền ủng hộ để sửa nhà vệ sinh nhưng mấy năm nay vẫn vậy, không thể thay đổi được. Nhà vệ sinh còn không có cửa, học sinh nữ không dám đi vệ sinh”, chị T. bức xúc.
Bác sĩ Hà Văn Thiệu – quyền trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 – cho biết tình trạng táo bón ở t.rẻ e.m và người lớn hiện nay đang gia tăng rất báo động. Có đến 90% trẻ nhập viện vì táo bón không phẫu thuật, chỉ cần điều trị bằng thuốc, thay đổi thói quen ăn uống.
Khi thăm khám, đa số các trẻ đều trả lời vì nhà vệ sinh có mùi hôi, không kín đáo, dơ nên nhịn không dám đi vệ sinh, đặc biệt là ở trẻ nữ. Do không dám đi vệ sinh, nhiều trẻ không uống nước dẫn đến phải nín nhịn phát sinh táo bón, nếu không được điều trị kịp thời rất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau.
Nhiều hậu quả nghiêm trọng
Bác sĩ Thiệu cho biết táo bón là một vấn đề phổ biến ở t.rẻ e.m trên toàn thế giới, tỉ lệ này bắt đầu tăng lên trong năm thứ hai của trẻ. Dấu hiệu để nhận biết trẻ mắc táo bón là đi tiêu dưới 2 lần/tuần, kèm theo các triệu chứng phụ như đi tiêu phân cứng, phân to, són phân, màu sắc nước tiểu đậm…
“Tỉ lệ táo bón ngày càng tăng trong cộng đồng, gia đình, do các thói quen lười vận động, ít uống nước, ăn ít chất xơ…, đối với người lớn do áp lực cuộc sống, tâm lý căng thẳng cũng dẫn đến tăng tỉ lệ táo bón. Táo bón gây ra rất nhiều hệ lụy như bệnh trĩ, nứt h.ậu m.ôn, sa trực tràng, gây tâm lý hay cáu gắt ảnh hưởng đến cuộc sống”, bác sĩ Thiệu cho biết.
Theo bác sĩ Thiệu, nhà vệ sinh ở trường học cần được cải thiện, phải sạch, kín đáo, tạo nơi an toàn cho t.rẻ e.m, trong nhà vệ sinh phải ghi rõ biển báo uống đủ nước và rửa tay sau khi đi vệ sinh. Tại các trường bán trú giáo viên phải nhắc nhở học sinh chủ động đi vệ sinh.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, hai thời điểm đi vệ sinh tốt nhất trong ngày là buổi sáng và sau bữa ăn chiều từ 15-20 phút. Ngoài ra, cha mẹ cần phải chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất xơ, cải thiện thói quen đi vệ sinh hằng ngày nhằm đảm bảo nhu động ruột hoạt động bình thường và bài tiết phân tốt.
Ông Lê Văn Hiệp – chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam – cho biết hiện nay tại nhiều trường học, nhà vệ sinh còn thiết kế theo tiêu chuẩn cũ do đó còn nhiều bất cập trong vấn đề vệ sinh như: thiết kế thông tầng phía dưới, bó buộc diện tích rất nhỏ hẹp, máng trữ nước tiểu, nước rửa tay chưa phù hợp… Đây là nơi rất dễ lây lan vi khuẩn, có khoảng 500 loại vi khuẩn thường trực nếu gặp điều kiện ẩm thấp, không dọn dẹp sẽ là cơ hội để vi khuẩn lây lan và chỉ tính bằng giây.
“Nhà vệ sinh dơ trẻ sẽ không uống nước, nín nhịn để không đi vệ sinh dẫn đến táo bón, đặc biệt là trẻ nữ. Ngoài ra trẻ còn gặp các mầm bệnh như: tiêu chảy, chân tay miệng… dẫn đến nhập viện gây quá tải cho hệ thống y tế, cha mẹ phải chăm sóc dẫn đến kinh tế giảm sút”, ông Hiệp cho hay.
Theo ông, các hiệp hội, nhà trường, doanh nghiệp cần phải tính toán đến phương án liên kết với nhau để xã hội hóa nhà vệ sinh trường học, đặc biệt là xây dựng nhà vệ sinh theo quy chuẩn mới để trẻ an tâm học tập.
Tư thế ngồi vệ sinh đúng của trẻ ra sao?
Theo bác sĩ Thiệu, điều trị táo bón hiện nay là can thiệp chế độ ăn uống (chất xơ, đủ nước), thay đổi hành vi, điều chỉnh thói quen đi vệ sinh và thuốc nhuận tràng để đảm bảo rằng nhu động ruột hoạt động bình thường và bài tiết phân tốt nhất.
Theo đó, nhà vệ sinh cần có thiết kế phù hợp với độ t.uổi của trẻ, khi ngồi tránh để trẻ ngồi thẳng đứng một góc 90 độ, để trẻ nghiêng về phía trước 35 độ, kê thêm ghế dưới chân để tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đi vệ sinh. Trong quá trình đi vệ sinh không để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử.
Bác sĩ Nguyễn Trần Như Thủy – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ sở 3 – cho biết rau củ tươi chứa rất nhiều nước, chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón. Các loại rau sau đây như: bông cải xanh, giá, mồng tơi, cải bó xôi, xà lách là những loại rau quen thuộc, chứa nhiều vitamin, chất khoáng giúp bảo vệ mắt, bền thành mạch, phòng ngừa ung thư, nhuận tràng giảm táo bón.
90% bệnh nhân ung thư đường ruột sẽ có những triệu chứng này khi đi vệ sinh
Tuy ung thư đường ruột là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Ung thư đường ruột là một trong những loại ung thư phổ biến nhất tại Châu Âu, phần lớn xuất hiện ở độ t.uổi 60. Căn bệnh này có một vài triệu chứng đặc trưng nhưng hầu hết không phải là những dấu hiệu cảnh báo quá rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Ung thư đường ruột thường được nhận biết thông qua những biểu hiện ở ruột kết và trực tràng nhưng rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu.
Khi bị ung thư đường ruột, khoảng 90% bệnh nhân sẽ có những sự thay đổi nhất định trong thói quen đi vệ sinh, điển hình như việc thường xuyên đau bụng; đầy hơi; són tiểu; táo bón và tiêu chảy xen kẽ; phân đổi màu, không định hình thậm chí là có m.áu trong phân. Đồng thời, người bệnh sẽ luôn trong trạng thái cảm thấy người mệt mỏi, khó thở, chán ăn, sụt cân nhanh chóng, nôn mửa và thiếu sức sống.
Để lý giải về nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng này, các chuyên gia cho biết, một số bệnh nhân ung thư đường ruột giai đoạn đầu sẽ bị tiêu chảy kéo dài, sau đó có thể xuất hiện táo bón, đôi khi xen kẽ nhau là vì sự phát triển của tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của trực tràng, và làm niêm mạc ruột bị kích thích bởi tế bào ung thư dẫn đến tăng nhu động đường tiêu hóa và gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, trong quá trình đại tiện, khối u trong ruột dễ bị ma sát khiến đi ngoài ra m.áu đỏ thẫm hoặc phân chuyển màu đen.
Tuy ung thư đường ruột là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu thì có thể dùng phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị triệt để nhằm ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư, giúp tăng tỷ lệ sống thêm 5 năm và kéo dài thời gian sống.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư đường ruột?
Hạn chế đồ ăn cay
Thức ăn cay có khả năng kích thích ruột một cách trực tiếp, “tiếp tay” đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột gây ảnh hưởng nặng nề đến bộ phận này. Vì vậy, để phòng chống ung thư đường ruột phải thường xuyên ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, những thực phẩm có chứa chất xơ thô cao khác để thúc đẩy nhu động ruột và giảm gánh nặng cho đường ruột.
Hạn chế đồ ăn nhanh và các loại thịt đỏ
Tránh ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo và đạm động vật, vì nó có thể kích thích việc bài tiết mật, làm tăng lượng dịch mật trong đường mật, đồng thời cũng làm tăng axit mật và cholesterol trong phân. Trực khuẩn kỵ khí phát triển trong ruột già tác dụng trực tiếp lên cholesterol và axit mật dễ sinh ra nhiều chất gây ung thư.
Tránh bị táo bón
Để tránh bị táo bón thì việc uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có chất xơ là phương pháp tối ưu nhất để duy trì tình trạng tiêu hóa tốt. Đồng thời còn làm giảm hiện tượng phân ứ đọng lâu trong ruột già, góp phần phục hồi và thúc đẩy năng suất làm việc của bộ phận này, giúp hạn chế hấp thu các chất gây ung thư qua đường tiêu hóa.
Điều trị sớm polyp ruột
Điều trị tích cực các bệnh viêm loét đại tràng và các polyp đường ruột, đặc biệt là các polyp tuyến (tổn thương t.iền ung thư của ung thư đại trực tràng) là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư đường ruột hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cần kịp thời cắt bỏ và kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để tránh nguy cơ bị ung thư đường ruột. Ngoài ra, bệnh viêm ruột mãn tính và nhiều loại polyp khác nhau nên được điều trị càng sớm càng tốt, cũng như bệnh kiết lỵ mãn tính và bệnh sán máng.