Một loại virus có khả năng t.iêu d.iệt tế bào ung thư đã được các nhà khoa học Mỹ tạo ra.
Họ đã thử nghiệm loại virus này trên người. Tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã trở thành những người đầu tiên được tiêm virus này.
Virus diệt ung thư có tên là vi rút CF33-hNIS, gọi tắt là Vaxinia. Các nhà khoa học tại Bệnh viện City of Hope ở bang California (Mỹ) và công ty công nghệ sinh học Imugene Limited đã cùng tạo ra loại virus này, theo chuyên tạp chí y khoa News Medical (Anh).
Bài Viết Liên Quan
- Nhịn hắt hơi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào?
- Làm thế nào để cai được rượu, bia?
- Hà Nội tiếp tục ghi nhận trẻ nhỏ mắc ho gà
Virus Vaxinia có khả năng t.iêu d.iệt tế bào ung thư lần đầu tiên được thử nghiệm trên người. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vaxinia là một loại virus có khả năng t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Chúng được các nhà khoa học biến đổi gien để nhắm vào t.iêu d.iệt các tế bào ung thư nhưng lại không tấn công tế bào khỏe mạnh.
Ngoài việc lây nhiễm lên các tế bào ung thư và t.iêu d.iệt chúng, virus Vaxinia còn hỗ trợ các tế bào lympho T nhận diện ung thư. Nhờ đó mà hệ miễn dịch có thể nhận diện tế bào ung thư là mối đe dọa và tìm cách t.iêu d.iệt.
“Nhóm của chúng tôi đã tạo ra loại virus có khả năng t.iêu d.iệt ung thư này để làm những gì mà nó cần làm”, tiến sĩ Yuman Fong, giáo sư phẫu thuật ung thư và là một trong những người dẫn đầu nghiên cứu tại Bệnh viện City of Hope, giải thích.
Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu phát triển virus Vaxinia từ cuối năm 2020. Trước đó, họ đã thử nghiệm virus trên chuột nhưng chưa thử nghiệm trên người. Nghiên cứu trên người vừa mới khởi động từ tháng 4.2022 và sẽ kéo dài đến cuối năm 2024.
Trong giai đoạn 1 sẽ có tổng cộng 100 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu. Tất cả đều đã được tiêm virus Vaxinia vào ngày đầu tiên và ngày thứ 8. Phương thức tiêm qua 2 cách là tiêm thuốc qua tĩnh mạch và tiêm trực tiếp vào khối u.
Một số tình nguyện viên còn được điều trị kết hợp với pembrolizumab, loại thuốc được dùng để điều trị một vài loại ung thư cụ thể.
Các nhà nghiên cứu sẽ phân tích kết quả để xác định liều lượng phù hợp nhất cho bệnh nhân ung thư, đồng thời kiểm tra xem virus Vaxinia có thực sự an toàn hay không.
Nếu thành công, virus Vaxinia sẽ được thử nghiệm trên số lượng lớn tình nguyện viên. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng trong tương lai loại thuốc này sẽ được sử dụng rộng rãi cho các bệnh nhân ung thư, theo News Medical.
Pháp, Đức phát hiện ca nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 20/5, giới chức y tế Pháp thông báo đã ghi nhận ca nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trong năm nay.
Pháp, Đức phát hiện ca nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: euronews.com
Theo giới chức Pháp, bệnh nhân là một người 29 t.uổi sống ở vùng Ile-de-France, bao gồm cả thủ đô Paris. Người này gần đây mới trở về từ một quốc gia có virus bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan.
Cùng ngày, Đức cũng thông báo phát hiện ca đầu tiên nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, Viện Vi trùng học thuộc Lực lượng vũ trang Đức ở Munich đã phát hiện ca bệnh này vào ngày 19/5 ở một bệnh nhân có các nốt tổn thương trên da đặc trưng.
Nhà chức trách Tây Ban Nha cũng thông báo thêm 14 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ lên 21 ca.
Tại Bỉ, các chuyên gia y tế nước này dự kiến sẽ có cuộc họp trong ngày 20/5 sau khi phát hiện 2 ca nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Theo đó, bệnh nhân đầu tiên, được chẩn đoán mắc bệnh ở Antwerp nhưng không được báo cáo về nơi cư trú, không bị bệnh nặng nhưng đang phải cách ly. Trường hợp thứ hai là một người đàn ông sống tại vùng Flemish Brabant. Theo truyền thông Bỉ, bệnh nhân này cũng không bị bệnh nặng.
Kể từ đầu tháng 5, châu Âu và Bắc Mỹ đã thông báo hàng chục trường hợp nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm viurus đậu mùa khỉ. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh này đang bắt đầu lan rộng. Trong bối cảnh số ca mắc gia tăng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang phối hợp với Anh, quốc gia ghi nhận ca nhiễm đầu tiên hồi đầu tháng 5, và các quan chức y tế châu Âu để đ.ánh giá nguy cơ về những đợt bùng phát mới.
Đậu mùa khỉ là virus hiếm gặp, thường lây nhiễm sau khi con người tiếp xúc với loài khỉ. Tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh là khoảng 10%. Virus có thể xâm nhập qua vết thương ngoài da, đường hô hấp, mắt, mũi hoặc miệng, lây qua giọt b.ắn hô hấp hoặc dịch thể. Triệu chứng bệnh xuất hiện trong vòng 5 đến 21 ngày kể từ khi nhiễm virus, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh và mệt mỏi. Bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng vài tuần mà không cần điều trị, song vẫn có thể gây t.ử v.ong. Theo WHO, hiện chưa có thuốc chữa và vaccine đặc hiệu ngăn ngừa bệnh này.