Trong thực phẩm đông lạnh, vi khuẩn không c.hết mà chỉ ngừng phát triển.Vi khuẩn không c.hết, độc tố không bị phá hủy
Thực phẩm đông lạnh thường được bảo quản ở nhiệt độ âm 18 độ. Theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, với môi trường nhiệt độ này, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh không c.hết mà chúng chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá hủy.
Thực tế chúng chỉ tạm thời nằm yên đợi khi gặp nhiệt độ thích hợp sẽ “tỉnh táo” trở lại phát triển và hoạt động bình thường ngay. Cũng vì vậy, thực phẩm đông lạnh phải được giữ liên tục ở độ lạnh âm 18 độ C từ nhà máy chế biến đến người tiêu dùng qua một dây chuyền làm lạnh – kết đông, tiếp theo đó là ngăn đông của tủ lạnh gia đình.
Bài Viết Liên Quan
- Khám phá về giá trị dinh dưỡng của dâu tây
- Phụ nữ cắt bỏ tử cung phải chăm sóc thế nào để an toàn và mau hồi phục?
- Vì sao nhiều mẹ “đau muốn gãy lưng” trong thời gian ở cữ?
Khi chọn mua thực phẩm đông lạnh, người dùng cần xem ngày sản xuất và thời gian bảo quản. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Đáng lưu ý, đa số các vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa và ngộ độc thức ăn thường gặp đều chịu lạnh giỏi. Ở nhiệt độ lạnh âm 18 độ C,
vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng; tụ cầu vàng sống được 5 tháng. Còn ở độ lạnh âm 6 độ C như trong ngăn đông của nhiều tủ lạnh gia đình hiện nay thì sau 90 ngày các vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn coli… tuy có gặp khó khăn nhưng vẫn “sống bình yên”.
Trong thực phẩm đông lạnh, vi khuẩn không c.hết. Đông lạnh chỉ làm chậm quá trình ôi thiu và giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ càng lạnh càng ngăn được hoạt động phá hoại của vi khuẩn và làm chậm quá trình thay đổi về mặt hóa học gây “biến chất”.
Thông thường các thực phẩm đông lạnh đều được yêu cầu giữ ở âm 18 độ C. Tuy nhiên, sau khi rời khỏi tủ đông của các siêu thị, độ lạnh này hầu như không được bảo đảm nữa. Do đó, khi mang về nhà bảo quản lâu, thực phẩm đông lạnh dễ bị hỏng. Khi chế biến thức ăn, nếu không chú ý có thể gây ra ngộ độc do thực phẩm đã biến chất và sự phát triển trở lại của vi khuẩn.
LƯU Ý
Quá trình bảo quản thực phẩm đông lạnh
Khi chọn mua thực phẩm đông lạnh, người tiêu dùng cần chú ý thời hạn bảo quản, nhiệt độ bảo quản và trạng thái của sản phẩm.
Theo thời hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm, thông thường thịt đông lạnh có thể bảo quản 3 tháng ở nhiệt độ âm 18 độ C. Như vậy, sau khi xuất xưởng, nếu thực phẩm được liên tục bảo quản ở âm 18 độ C trong vòng 3 tháng, chất lượng vẫn được bảo đảm. Nhưng sau khi xuất xưởng, nếu không bảo đảm được độ lạnh bảo quản này, thực phẩm vẫn có thể bị biến chất khiến chất lượng bị giảm sút. Đó là do ở môi trường nhiệt độ thấp, tuy vi sinh vật không có điều kiện phát triển, nhưng hương vị của thực phẩm vẫn từ từ biến chất, các chất béo cũng bị ô xy hóa dần, các vitamin cũng bị phân giải và hạn sử dụng 3 tháng in trên bao bì không còn được đảm bảo nữa.
Rã đông thực phẩm đúng cách
Luôn bảo quản thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ quy định hoặc độ lạnh cao nhất trong ngăn đông của tủ lạnh gia đình, để giữ đúng được chất lượng sản phẩm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Sử dụng hết một lần với thực phẩm đã được rã đông. Không nên cất sản phẩm đã rã đông để sử dụng tiếp những lần sau, vì rất dễ dẫn đến ngộ độc thức ăn.
Chú ý làm rã đông đúng cách. Tốt nhất là để thực phẩm trong ngăn mát của tủ lạnh cho rã đông dần dần. Không nên nóng vội cho vào nước nóng, đem đun lên hoặc ngâm nước.
Cần chế biến ngay khi thực phẩm đã rã đông và phải nấu thức ăn thật chín để đề phòng các loại vi khuẩn hoạt động mạnh trở lại sau khi thoát khỏi quá trình đông lạnh.
Tuyệt đối không ăn những thức ăn còn tái.
Chú ý ngày sản xuất và thời gian bảo quản của thực phẩm đông lạnh.
(Nguồn: Cục An toàn thực phẩm)
Khi mua thực phẩm về dùng, quá trình vận chuyển khiến thực phẩm gặp nhiệt độ môi trường cao. Lúc này, thực phẩm tuy không bị rã đông hoàn toàn nhưng cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, tại gia đình, các ngăn làm đá ở tủ lạnh thường cũng không đạt độ lạnh trên (âm 18 độ C), trừ những tủ lạnh hiện đại, ngăn đông tủ lạnh của đa số gia đình hiện nay chỉ đạt độ lạnh âm 6 hoặc âm 8 độ C, nên việc đảm bảo chất lượng cũng kém hơn.
Vì vậy, khi chọn mua thực phẩm đông lạnh, người dùng cần xem ngày sản xuất và thời gian bảo quản, nên chọn sản phẩm có ngày sản xuất gần nhất, trong vòng 1 tháng trở lại.
Chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý: Nếu làm rã đông không đúng cách như: nhúng vào nước nóng, ngâm nước… có thể làm thực phẩm bị hư hỏng và mất các thành phần dinh dưỡng. Hoặc để rã đông quá lâu bên ngoài không khí khi thực phẩm đã hết độ cứng mà không chế biến ngay cũng làm thực phẩm bị hư hỏng nhanh chóng do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động.
Những dưỡng chất, thực phẩm ‘vàng’ dành cho người huyết áp cao
Người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận cao hơn những người bình thường.
Theo Hiệp hội Y khoa Mỹ, cách tốt nhất bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể là thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày, và điều này cũng không ngoại lệ đối với những người mắc bệnh huyết áp cao.
Dưới đây là những dưỡng chất, thực phẩm “vàng” dành cho người huyết áp cao, theo verywellhealth.
Kali. Các nghiên cứu liên quan tới việc bổ sung kali trong chế độ ăn uống (khoảng 3.500-5.000 miligam/ngày) có thể giúp giảm huyết áp 4-5 đơn vị.
Chúng ta thường cho rằng, chuối là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời, nhưng nguyên tố này cũng được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau và thịt với hàm lượng cao, bao gồm: Bơ, bông cải xanh, quả mơ khô, khoai tây, khoai lang, cà chua.
Chuối là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời,. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, những người mắc bệnh thận mạn tính và đặc biệt là những người chạy thận nhân tạo nên được tư vấn kỹ về việc sử dụng kali trong chế độ ăn uống của mình.
Magie. Thiếu magie có thể dẫn đến huyết áp cao. Một phân tích tổng hợp về việc bổ sung magie đã chứng minh có tác dụng giúp giảm tình trạng huyết áp cao xuống 2 đơn vị.
Magie tốt cho đường tiêu hóa, hệ thần kinh, tim mạch. Các nguồn cung cấp magie tốt cho chế độ ăn uống bao gồm: Rau lá xanh, quả mơ khô, bơ, các loại hạt, đậu hũ. Một tác dụng phụ thường gặp khi dùng thừa magie là tiêu chảy.
Canxi. Việc dung nạp nhiều canxi hơn đã được chứng minh có thể giúp giảm huyết áp khoảng 2,5 đơn vị. Canxi là một nguyên tố thiết yếu mà chúng ta thường nghĩ là rất quan trọng để giúp xương chắc khỏe nhưng nó cũng có những vai trò quan trọng khác trong cơ thể. Giống như magie, canxi cũng tham gia vào chức năng của cơ trơn và hệ thần kinh.
Các nguồn canxi tốt trong chế độ ăn uống bao gồm: Các sản phẩm từ sữa, cá (cá mòi, cá hồi), rau lá xanh.
Tỏi. Tỏi đã được sử dụng trong y học trong nhiều thế kỷ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng hạ huyết áp của tỏi. Trong một phân tích tổng hợp, những người bị huyết áp cao đã thấy huyết áp giảm 8 đơn vị khi bổ sung tỏi.
Tỏi đã được sử dụng trong y học trong nhiều thế kỷ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tỏi có thể được dung nạp qua các hình thức sau: Tỏi sống, dạng bột, chiết xuất tỏi lỏng. Tuy nhiên, người sử dụng cũng cần lưu ý rằng, việc bổ sung tỏi có thể làm tăng nguy cơ c.hảy m.áu dạ dày và nên thận trọng khi dùng cho những người đang dùng thuốc làm loãng m.áu.
Dầu cá. Dầu cá có chứa axit béo omega-3, có lợi cho sức khỏe của não bộ và tim mạch.
Nghiên cứu sơ bộ đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ chỉ ra rằng, với 3 gram axit béo Omega-3 có thể giảm huyết áp tới 2,6 đơn vị. Hiệp hội cũng khuyến cáo nên ăn hai khẩu phần cá béo mỗi tuần như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Bạn cũng có thể mua thực phẩm bổ sung dầu cá không cần kê đơn.
Trà xanh. Đã từ rất lâu, trà được sử dụng làm thuốc trong các nền văn hóa Đông Á. Trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và cũng có thể có tác dụng hạ huyết áp. Một phân tích tổng hợp năm 2020 cho thấy việc bổ sung trà xanh trong thời gian ngắn giúp hạ huyết áp khoảng 1,2 đơn vị.
Trà xanh có thể được uống dưới dạng trà hoặc chiết xuất.
Các chất cần tránh
Điều quan trọng là người bệnh phải có chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng và chất bổ sung sau đây nên được giảm thiểu hoặc tránh nếu bạn bị huyết áp cao. Đó là thực phẩm có hàm lượng muối cao, thực phẩm chế biến và thịt, các chất bổ sung như cam thảo và cây ma hoàng.
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt tốt cũng rất cần thiết với những người mắc căn bệnh huyết áp cao, ví dụ như: tập thể dục, ngủ đủ chất lượng, kiểm soát căng thẳng, tập yoga…