Ăn cà chua hàng ngày giúp đẹp da, kháng viêm lại ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Trong thành phần dinh dưỡng của trái cà chua chứa nhiều vitamin A, E, C… rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Cà chua giúp kháng viêm

Trong thành phần của nước ép cà chua có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như lycopene, một sắc tố thực vật có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đối với con người. Ngoài ra, cà chua còn chứa hàm lượng lycopene từ đó giúp giảm viêm trong cơ thể vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó, hàm lượng lycopene, nước ép cà chua cũng là một nguồn vitamin C và beta-carotene rất dồi dào giúp cho cơ thể bạn có thể chống oxy hóa khác có đặc tính chống viêm mạnh mẽ.

an ca chua hang ngay giup dep da khang viem lai ngan ngua benh tim mach hieu qua 419 6668213

Ảnh minh họa

Cà chua giảm nguy cơ bệnh tim

Trong thành phần dinh dưỡng của cà chua từ lâu đã được biết đến với khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch. Đây còn là loại trái này chứa chất chống oxy hóa mạnh như lycopene và beta-carotene, giúp giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao và xơ vữa động mạch vô cùng hiệu quả.

Các nghiên cứu khác trong cà chua còn giúp giảm mức cholesterol xấu LDL xuống giảm được bệnh huyết áp, tim mạch.

an ca chua hang ngay giup dep da khang viem lai ngan ngua benh tim mach hieu qua bc2 6668213

Cà chua phòng bệnh ung thư

Trong cà chua có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao, một số nghiên cứu đã kết luận nước ép cà chua có tác dụng chống ung thư rất hữu hiệu. Theo các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ một lượng cà chua và các sản phẩm từ cà chua nhiều có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt cực kỳ hiệu quả.

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu cho biết nếu bạn thường xuyên ăn cà chua thì sẽ giúp chống lại quá trình oxy hóa giúp cho da mặt bạn láng mịn, giảm được lão hóa ngăn ngừa các vết nám và tàn nhang hữu hiệu.

Những thực phẩm nào giúp tăng cường miễn dịch phòng Covid-19?

Covid-19 đã lan rộng với hàng ngàn ca F0 ghi nhận trong cộng đồng mỗi ngày. Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp hệ miễn dịch mạnh hơn, đủ sức chống đỡ trước dịch bệnh.

Theo Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia và “Hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng Covid-19” (Hội Tiết chế dinh dưỡng Việt Nam), việc lựa chọn thực phẩm có các chất dinh dưỡng phù hợp, tỷ lệ cân đối giúp cơ thể khỏe mạnh, tạo nhiều yếu tố miễn dịch để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể con người với vi rút gây bệnh có vai trò quan trọng trong dự phòng và điều trị Covid-19.

nhung thuc pham nao giup tang cuong mien dich phong covid 19 05c 6274280

Đa dạng thực phẩm giúp bổ sung các vi chất thiết yếu, hỗ trợ hệ miễn dịch mạnh hơn. Ảnh VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA

Dinh dưỡng trong phòng, chống Covid-19 chính là dinh dưỡng hợp lý theo nguyên tắc dinh dưỡng cho cá nhân (theo lứa t.uổi, theo bệnh mạn tính hiện đang mắc). Các gia đình cần duy trì ăn uống hợp lý, ăn đa dạng thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch, chứ không có một loại thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng phòng ngừa Covid-19. Cần ăn đủ 3 bữa chính, không bỏ bữa, có thể thêm 1 – 3 bữa phụ.

Chế biến phù hợp

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, ngày tết đang đến, các gia đình nên tăng cường các thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch như: protein (chất đạm), omega 3, vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin D, selen, sắt và kẽm.

Trong đó, protein là thành phần tham gia các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Thiếu protein sẽ bị ức chế việc hình thành kháng thể, dẫn đến lượng kháng thể giảm, khả năng t.iêu d.iệt vi khuẩn, vi rút có hại cho cơ thể giảm. Các bữa ăn trong ngày (sáng, trưa, tối) đều cần có chất đạm. Nhưng cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và đạm thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

Chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý vitamin C là loại thiết yếu cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại yếu tố gây bệnh, tăng cường hoạt động dọn dẹp chất gây ô xy hóa bảo vệ cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C đến từ hoa quả, trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo, nho, cà chua, súp lơ, củ cải,… là các thực phẩm sẵn có.

Ngoài ra, dịp tết, các gia đình có thể tận dụng các thực phẩm giàu vitamin E gồm các loại hạt như hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì, giá đỗ, rau mầm… Vitamin E là chất có thể thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, vitamin D có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Để có nguồn vitamin thiết yếu này, chế độ ăn ngày tết không bỏ qua việc tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D như: gan cá, lòng đỏ trứng, cá và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc); cùng với đó, mỗi ngày, da cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15 – 30 phút .

Ngoài ra, có thể bổ sung selen (giúp tăng cường khả năng chống n.hiễm t.rùng cho cơ thể) từ các loại thực phẩm như gạo lức, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển… Để duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch cần có vai trò của sắt và kẽm giúp. Các chất này có trong các loại thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ và hải sản như hàu, cua, sò…

“Hiện, nhiều ca mắc Covid-19 mất vị giác, khứu giác, ăn không ngon miệng, rất dễ bỏ bữa, khiến cơ thể suy nhược. Vì vậy, tại gia đình có thể chế biến thực phẩm thành các món mềm, nấu nhừ hoặc xay nhuyễn để dễ ăn hơn và có thể chia thành từng bữa nhỏ trong ngày”, PGS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chia sẻ.

Coivd-19 là bệnh do vi rút gây ra, dễ lây lan trong cộng đồng và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Những người khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt sẽ ít bị lây nhiễm hơn và nếu có nhiễm vi rút thì biểu hiện bệnh cũng nhẹ hơn, nhanh hồi phục hơn những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém, do đó, đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng góp phần củng cố hệ miễn dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *