Khi mang bầu, phụ nữ thường chịu rất nhiều áp lực từ tâm lý đến sức khỏe. Đặc biệt, nhiều phụ nữ có thai còn gặp phải tình trạng viêm, ngứa do nhiễm nấm, gây khó chịu ở vùng kín.
ThS.BS Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết rất nhiều bệnh nhân nữ than phiền với bác sĩ về triệu chứng ngứa ở vùng kín và ra dịch trắng trong thời gian thai kỳ. Đây không phải là một tình trạng hiếm gặp nhưng lại khiến các mẹ bầu rất bối rối vì trước đó họ chưa từng gặp phải những triệu chứng này.
BS Thành phân tích: “Triệu chứng ngứa có thể đến từ nhiều lý do, một trong những lý do phổ biến nhất là do nấm Candida. Nhiễm nấm Candida thường xảy ra ở phụ nữ mang thai nhiều hơn do sự thay đổi của nồng độ Estrogen trong thai kỳ đã phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn có lợi trong â.m đ.ạo người phụ nữ.”
Điều này khiến nấm phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng ngứa â.m đ.ạo. Nhưng bà bầu có thể yên tâm vì nấm Candida không gây ảnh hưởng xấu tới em bé và có thể điều trị được bằng thuốc bôi.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm vùng â.m đ.ạo
BS Thành chia sẻ: “Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm nấm vùng â.m đ.ạo là cảm giác ngứa và nóng rát vùng kín. Â.m h.ộ và vùng lân cận có thể bị sưng hoặc tấy đỏ khiến bệnh nhân khó chịu. Đồng thời, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tiết nhiều dịch tiết â.m đ.ạo, dịch tiết có màu trắng sữa và đặc quánh”.
Phụ nữ có thai dùng kháng sinh hoặc không kiểm soát tốt đường huyết có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn. Việc sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể khiến nấm phát triển ở â.m đ.ạo. Ngoài ra, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể bị lây bệnh từ chồng hoặc bạn tình của mình khi quan hệ t.ình d.ục.
Ảnh minh họa.
Phòng ngừa thế nào?
Để phòng tránh tình trạng này, các chị em phụ nữ nói chung và phụ nữ có thai nói riêng cần chú ý kỹ về vấn đề vệ sinh vùng kín đúng cách. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích đến từ BS Thành:
– Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi đi vệ sinh để vi khuẩn đường tiêu hoá không lan lên đường s.inh d.ục.
– Không thụt rửa sau khi quan hệ: Việc thụt rửa sau khi quan hệ không mang lại bất kỳ lợi ích nào, thậm chí nó còn có thể khiến vi khuẩn, nấm bị đẩy vào sâu hơn, gây ra những hậu quả nặng nề hơn cho chị em phụ nữ.
– Thay quần lót định kỳ mỗi 3 – 6 tháng và sử dụng các loại quần lót có chất liệu thoáng mát.
– Không nên giặt quần lót chung với các loại quần áo khác.
– Kiểm soát tốt đường huyết và cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ.
Ngoài ra, mọi ngươi cũng nên đến các bệnh viện và phòng khám phụ sản để được chẩn đoán chính xác và kê đơn thuốc điều trị kịp thời. Đồng thời, chị em phụ nữ cũng không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm tới sức khoẻ của bản thân và thai nhi.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương nuôi sống thành công cặp song sinh nặng 500g, chào đời ở tuần thai thứ 25
Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa chăm sóc, điều trị thành công cho cặp song sinh, sinh non ở tuần 25 nặng 500g/bé.
Thông tin trên được PGS.TS. Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết tại buổi họp báo vào chiều 05/10/2022.
PGS.TS Trần Danh Cường, TS Lê Minh Trác chúc mừng gia đình cặp song sinh ngay trong chiều nay 5/10 được ra viện
TS.BS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh cho biết: ngày 16/5/2022, sản phụ L.T.V, sinh năm 1996 ở Ứng Hoà (Hà Nội) trước đó đã sảy thai một lần. Lần này, người mẹ thụ thai nhờ kỹ thuật IUI (bơm t.inh t.rùng vào tử cung). Khi chuyển dạ, chị là F1 đang theo dõi COVID-19, vỡ ối sớm.
Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc 2 bé sơ sinh, 2 bé được hỗ trợ hô hấp bơm surfactant thở máy 43 ngày, thở oxy 30 ngày; nuôi dưỡng tĩnh mạch kết hợp tiêu hoá phòng viêm ruột hoại tử.
“Nuôi tĩnh mạch, lấy ven là vô cùng khó khăn khi toàn bộ tay, chân trẻ không bằng tay út của người lớn. Trong 6 ngày đầu 2 bé ăn được 1ml/bữa, sau 2 tuần ăn được 6ml/bữa, sau 23 ngày ăn được 10ml/bữa bằng cách nhỏ sữa từng giọt”, TS.BS Lê Minh Trác chia sẻ thêm.
Một khó khăn nữa các bác sĩ phải thận trọng trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng 2 bé sơ sinh là chống nhiễm khuẩn; ổn định thân nhiệt.
PGS.TS Trần Danh Cường vui mừng thông báo, đến nay nếu tính t.uổi thai 2 bé được 41 tuần đã tự thở khí trời, ăn sữa 600-700ml/ngày. Quá trình tăng trưởng của trẻ tiến bộ từng ngày. Cụ thể sau đẻ 03 tuần trẻ hồi phục cân nặng 500g lúc đầu, từ đó trẻ tăng 15%/cân nặng/tuần. Hiện trẻ đã biết mỉm cười tự phát, massage thể hiện sự dễ chịu. Mẹ bé được hướng dẫn chăm sóc Kangaroo từ lúc 3 tháng t.uổi. Qua đ.ánh giá 2 bé hoàn toàn khoẻ mạnh, chưa có biểu hiện bất thường gì.
“Đây là đôi song sinh siêu nhẹ cân đầu tiên tại Việt Nam được nuôi sống. Năm ngoái, bệnh viện nuôi sống em bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam, chào đời khi mới 27 tuần thai trọng lượng 400g. Bệnh viện cũng nuôi sống một số bé sinh non nặng 500g, tuy nhiên đều là trường hợp sinh đơn lẻ, không phải sinh đôi”- PGS.TS Trần Danh Cường chia sẻ.
Hiện trung bình mỗi ngày mỗi trẻ ăn từ 600ml- 700ml sữa
Là người chăm sóc cho hai bé từ những ngày đầu sau sinh, điều dưỡng Phạm Thùy Linh cho biết “nhiều lúc tưởng các cháu không qua nổi”. Có giai đoạn, bụng bé chướng căng, thâm đen lại, hầu như không ăn được gì, ăn vào lại nôn trớ. Các bác sĩ, điều dưỡng kiên trì nhỏ từng giọt sữa cho các cháu, kết hợp massage thường xuyên để hỗ trợ hô hấp, tiêu hóa và thần kinh.
Được ấp con trong lòng, truyền hơi ấm cho con, chị L.T.V chia sẻ “em và gia đình không thể tin nổi có điều kỳ diệu này đã dành cho 2 cháu và cho gia đình. Nhờ các bác sĩ chăm sóc, mỗi ngày con uống thêm được 1 ml sữa là niềm hy vọng tăng lên mỗi ngày”- mẹ các cháu bày tỏ.
PGS.TS Trần Danh Cường cho biết thêm, để đạt được các thành công trên Trung Tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh phải thực hiện nghiêm ngặt về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn, vô khuẩn, ứng dụng thành công các kỹ thuật như thở máy, bơm sunfantan, chống tắc nghẽn đường thở, lồng ấp cách ly môi trường, cân bằng nước điện giải, chiếu đèn điều trị vàng da…Đồng thời còn có sự tận tâm, tận lực và thời gian dành cho các cháu./.