Chơi đùa khi mở cửa tự động, b.é g.ái 2 t.uổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng chân phải giập nát, vỡ cổ xương, đứt gân duỗi ngón chân.
Bài Viết Liên Quan
- Cách xịt sát khuẩn phòng Covid-19 sau khi mua thực phẩm về nhà
- Bất ngờ công dụng loại rau giàu dinh dưỡng nhất thế giới
- Nhiều người hiểu sai khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bàn chân bị giập nát – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh viện Nhi trung ương thông tin thời gian qua bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhi bị tai nạn thương tích do cổng trượt tự động gây ra. Gần đây nhất là bé D.P. (2 t.uổi, ở Hà Nội) vào viện trong tình trạng bàn chân phải bị giập nát do bị kẹp vào cổng trượt tự động.
Bố của bé P. cho biết gia đình lắp cổng trượt tự động để có thể ở trong nhà điều khiển từ xa. Hôm đó, gia đình đang ăn cơm thì có người quen qua nhà chơi.
Lúc này chị gái 9 t.uổi của bé P. bấm nút mở cửa. Thiết kế của loại cổng này là tự động trượt đi trượt lại, khiến bé P. rất tò mò và thích thú bám và đu theo cổng.
“Khi thấy cháu khóc mọi người chạy ra đến nơi đã thấy chân con bị kẹt vào cổng. Ngay sau tai nạn của con, gia đình tôi đã tháo ngay cổng để tránh xảy ra trường hợp tương tự về sau”, người bố cho biết.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng – khoa chỉnh hình nhi, Bệnh viện Nhi trung ương, người trực tiếp phẫu thuật cho bé P. – cho biết sau thăm khám và hội chẩn chuyên môn, các bác sĩ xác định bàn chân phải của trẻ bị giập nát, vỡ 2 cổ xương bàn chân, đứt gân duỗi ngón chân, tróc da lộ gân mu chân.
Bệnh nhi được xử trí bằng cắt lọc vết thương hoại tử, bỏ mô giập nát, nối lại và phục hồi gân, mạch m.áu… để giữ lại bàn chân cả về chức năng và thẩm mỹ cho trẻ.
Bác sĩ Hoàng cho hay: “Sau phẫu thuật, hiện trẻ đã ổn định. Tuy nhiên, do bàn chân bị giập nát phần gân cơ nên sau này bệnh nhi phải tập vật lý trị liệu để phục hồi dần”.
Theo bác sĩ Hoàng, cổng trượt điều khiển tự động ngày càng được nhiều người biết đến và lắp đặt. Thế nhưng những cánh cửa này có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ với bản tính tò mò, hiếu động.
“Đối với trường hợp của bệnh nhi trên, nguyên nhân khiến trẻ bị tai nạn là do cổng trượt tự động của gia đình lắp sai cảm biến hồng ngoại ra phía ngoài, không lắp vào bên trong để cảm nhận người hay xe tới gần để dừng đóng mở”, bác sĩ Hoàng cho hay.
Bác sĩ cho rằng để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè, các bậc cha, mẹ cần quan tâm đến con em mình, chú trọng đến các chương trình an toàn cho trẻ tại gia đình và cộng đồng.
Nối thành công cổ chân người đàn ông bị cắt rời
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái lần đầu tiên đã nối thành công chân bị cắt rời. Bệnh nhân là ông Đ.V.N, 58 t.uổi, người huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Trong khi làm việc, ông Đ.V.N không may bị máy cắt cỏ cắt vào cổ chân phải. Tai nạn xảy ra hôm 11/1/2022, cổ chân phải của ông N. bị cắt gần rời hoàn toàn, chỉ còn vạt da mỏng mặt ngoài cẳng chân.
Ngay sau tai nạn, bệnh nhân đã được sơ cứu và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái hồi 12h cùng ngày với tình trạng sốc mất m.áu, phần chi bị đứt gần rời lạnh mất hoàn toàn vận động cảm giác của bàn ngón chân.
Tình trạng bệnh nhân trước khi phẫu thuật sốc mất m.áu do vết thương, đ.ứt c.ổ chân phải do máy cắt. Bệnh nhân được mổ cấp cứu hồi 12h30 cùng ngày. Kíp phẫu thuật đã phối hợp với kíp gây mê hồi sức vừa thực hiện phẫu thuật vừa gây mê hồi sức tích cực. Ca mổ kéo dài 4 tiếng.
Hình ảnh đoạn chi bị cắt rời trước và sau phẫu thuật
Các phẫu thuật viên đã kết hợp xương sau đó tiến hành nối động mạch chày trước; nối ghép động mạch chày sau bằng đoạn tĩnh mạch hiển đảo chiều; nối tĩnh mạch hiển và tĩnh mạch sâu. Nối thần kinh chày trước và chày sau; nối lại toàn bộ gân cơ mặt trước và sau cẳng chân.
Hiện tại phần chi được nối hồng ấm, bão hòa ô xy đo ngón chân được 100%; siêu âm mạch thấy thông tốt. Đây là ca đầu tiên được nối chi thể đứt rời tại BV Đa khoa tỉnh Yên Bái, với thành công bước đầu, bệnh viện tiếp tục định hướng phát triển mạnh hơn nữa các kỹ thuật tạo hình và vi phẫu.