Hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị bệnh nhân Covid-19 vừa được Bộ Y tế cập nhật mới nhất.
Trong đó, có điều chỉnh tiêu chuẩn ra viện sớm hơn và hướng dẫn theo dõi người bệnh sau xuất viện.
Bài Viết Liên Quan
- Phát hiện nhiều mảnh kính vỡ nằm sâu trong mũi nam bệnh nhân
- Phát hiện ra chủng HIV mới lần đầu tiên sau 19 năm
- Dấu hiệu bệnh trĩ
Thuốc đông y xuyên tâm liên. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn mới nhất, cập nhật lần 5 về chẩn đoán, điều trị bệnh nhân (BN) Covid-19.
Giảm thời gian điều trị cách ly tập trung
Một trong những điểm mới là thay vì kéo dài thời gian điều trị cách ly tập trung tất cả BN Covid-19 tối thiểu 14 ngày (kể từ khi có triệu chứng hoặc khi nhập viện với 2 lần xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2), hướng dẫn lần này đã cập nhật chia làm 3 trường hợp, cho phép giảm thời gian điều trị cách ly tập trung.
Cụ thể: BN được xuất viện vào ngày 10, ngày 14 và xuất viện sau ngày 14, kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Các thời điểm xuất viện được kèm theo các tiêu chí cụ thể.
Theo TS Khuê: Hướng dẫn mới ban hành ngày 14.7 rút ngắn thời gian điều trị 4 ngày, khi BN đủ điều kiện sức khỏe, giúp người bệnh vẫn đảm bảo sức khỏe và các bệnh viện (BV) giảm tải, tập trung cho BN nặng hoặc vẫn cần được chăm sóc y tế.
Đây là lần đầu tiên cơ sở điều trị sẽ thực hiện chỉ định BN Covid-19 xuất viện vào ngày 10, với các trường hợp đủ điều kiện, thay vì phải chờ đủ 14 ngày như trước.
Theo đó, BN xuất viện ngày 10 kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, khi đạt các tiêu chuẩn sau: Không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tối thiểu lấy 2 mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct 30); thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24 giờ.
TS Khuê cho rằng, việc xuất viện sớm 4 ngày giúp BN sớm được về với người thân trong gia đình là điều mà người bệnh nào cũng mong muốn. Nhưng việc áp dụng chỉ định này đòi hỏi các bác sĩ phải đ.ánh giá chặt chẽ, chính xác tình trạng, tránh nguy cơ BN trở nặng khi về nhà. Đồng thời, y tế cơ sở cũng phải chịu trách nhiệm cao hơn trong việc theo dõi diễn biến sức khỏe người bệnh.
Sáng 17.7: Có 2.106 ca Covid-19, TP.HCM nhiều nhất với 1.769 ca
Chính thức đưa xuyên tâm liên vào điều trị
TS Lương Ngọc Khuê cho hay, một trong những điểm mới trong điều trị BN Covid-19 là sử dụng sớm thuốc chống đông m.áu và Corticoid dự phòng sớm giảm nguy cơ biến chứng nặng; sử dụng kháng thể đơn dòng (thuốc mới, chi phí lớn) trong điều trị BN nặng.
Lần đầu tiên, thuốc đông y xuyên tâm liên cũng được đưa vào điều trị BN Covid-19. Thuốc này đã được sử dụng nhiều năm qua, trong điều trị cảm cúm tại Việt Nam.
Theo PGS Khuê, xuyên tâm liên là thuốc đông y sẵn có trong nước, về nguồn nguyên liệu cũng như bào chế. Trong dịch Covid-19, một số nước như Trung Quốc, Thái Lan… đã sử dụng thuốc này thành công trong điều trị.
Một lãnh đạo của Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết xuyên tâm liên từng bước được dùng phối hợp trong điều trị BN Covid-19 và sẽ có đ.ánh giá về hiệu quả.
Theo dược điển Việt Nam, xuyên tâm liên được sử dụng trong điều trị viêm ruột, lỵ cấp tính, viêm phổi, viêm họng, amidan, ho…
TP.HCM có tỉ lệ ca nhiễm Covid-19 t.ử v.ong 0,75%, thấp hơn so với thế giới
Người bệnh Covid-19 sau khi ra viện cần tiếp tục được cách ly phù hợp tại nhà dưới sự giám sát của y tế cơ sở và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương thêm 14 ngày và theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.
(Nguồn: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19)
Hậu quả của hội chứng ‘Covid-19 dai dẳng’
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục.
Teresa Dominguez, 55 t.uổi, đang đi mua sắm hàng tuần ở gần nhà tại Collado Villalba, phía bắc Madrid, Tây Ban Nha thì chợt nhận ra bà đang lang thang không mục đích, cảm thấy lạc lõng giữa các lối đi và không biết mình cần gì.
“Màn sương tinh thần” là những gì người phụ nữ này mô tả khi nói về tình trạng mất tập trung, mệt mỏi thường trực sau khi làm những việc hàng ngày đơn giản nhất đã xảy ra với bà trong năm qua, kể từ khi bị nhiễm Covid-19 vào tháng 3/2020 và sau đó phát triển thành một hội chứng được các bác sĩ gọi là hậu Covid-19 hay “Covid-19 dai dẳng”.
“Tôi cảm thấy mình giống như người mẹ đã 91 t.uổi của tôi”, Dominiguez, mẹ của 2 đứa con và là nhân viên xã hội chuyên về người khuyết tật nói. Bà đã nghỉ phép để chữa bệnh từ tháng 11/2020.
Nhiều người bị Hội chứng Hậu Covid-19. Ảnh: StatNews
Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội Bác sĩ đa khoa và gia đình Tây Ban Nha, Covid-19 dai dẳng dường như ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ nhiều hơn. Giống như Dominiguez, những người mắc bệnh thường không thể làm những việc hàng ngày như đi mua sắm hay dọn dẹp. Với một số người, chỉ xem phim thôi cũng có thể khiến họ mệt mỏi.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục. Hai nghiên cứu khác của Đại học Leicester (Anh) và Hiệp hội Các bệnh n.hiễm t.rùng mới nổi và hô hấp cấp tính quốc tế cho biết, phụ nữ độ t.uổi 40 và 50 có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài sau khi nhiễm Covid-19.
Cuộc khủng hoảng khó nhận diện
Khi thế giới bước vào năm thứ hai của đại dịch Covid-19, hai cuộc khủng hoảng đang diễn ra, một có thể thấy rõ và một khó thấy hơn nhiều.
Theo báo The Economist, cuộc khủng hoảng khẩn cấp hơn và có thể nhìn thấy được xảy ra ở các nước nghèo như Ấn Độ, nơi số ca nhiễm tăng vọt đang đe doạ nhấn chìm nước này. Ấn Độ ghi nhận hơn 350.000 ca nhiễm một ngày. Nguồn cung oxy tại các bệnh viện thiếu hụt, trong khi các lò hoả táng đều quá tải.
Các triệu chứng mà những người bị “Covid-19 dai dẳng” phải hứng chịu gồm: khó thở, đau họng, mất vị giác, đau cơ, đau đầu…. Ảnh: BBC
Cuộc khủng hoảng còn lại khó thấy hơn. Đó là dịch Covid-19 dai dẳng và điều này đang xảy ra ở những quốc gia giàu có như Mỹ, Anh và Israel, các nước đã phổ biến tiêm chủng để thoát khỏi đại dịch. Hội chứng hậu Covid-19 là một tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ít nhất là ba tháng sau khi khỏi Covid-19. Ba triệu chứng nổi bật là khó thở, mệt mỏi và “sương mù não”.
Tại Anh, cứ 5 người thì có 3 người từng bị Covid-19 dai dẳng cho biết, các hoạt động thông thường của họ phần nào bị hạn chế. Ngoài ra, cứ 5 người lại có 1 người cho hay các hoạt động của họ bị hạn chế rất nhiều, điều này thường có nghĩa là họ không thể làm ngay cả việc bán thời gian, ngồi bàn giấy.
Những con số trên thật ớn lạnh. Nửa triệu người ở Anh bị Covid-19 dai dẳng quá 6 tháng. Cơ hội phục hồi hoàn toàn rất mỏng manh. Đa sốtrong độ t.uổi lao động. Ở lần đếm cuối cùng, không tính đến làn sóng Covid-19 thứ hai, có 1,1% dân số Anh bị Covid-19 dai dẳng ít nhất 3 tháng, trong nhóm này gồm cả 1,5% những người trong độ t.uổi lao động. Khoảng 15% dân số Anh bị nhiễm bệnh thời điểm đó.
Áp dụng tỷ lệ này cho các trường hợp Covid-19 toàn cầu – ước tính khoảng 1,2 tỷ ca cho tới giờ, có thể thấy hơn 80 triệu người đã mắc Covid-19 dai dẳng từ lâu.
Các chuyên gia cho biết cần có phòng khám chuyên chữa trị cho các bệnh nhân bị Covid-19 dai dẳng. Ảnh: FT
Tổn thất do tình trạng này gây ra vẫn chưa được thống kê, nhưng sẽ rất lớn. Viện Nghiên cứu sức khoẻ quốc gia Anh phát hiện ra rằng trong 80% số người mắc bệnh, căn bệnh này ảnh hưởng tới khả năng làm việc. Hơn 1/3 số người nhiễm bệnh nói, nó ảnh hưởng tới tài chính của họ.
Như vậy, Covid-19 dai dẳng chưa có cách nào để chữa. Tới giờ, những gì các nhà khoa học biết về căn bệnh này chỉ ra rằng nó là sự kết hợp của tình trạng nhiễm virus dai dẳng, một rối loạn tự miễn dịch mãn tính và tổn thương kéo dài đối với một số mô do do lây nhiễm Covid-19 ban đầu gây ra.
Với hai nguyên nhân đầu, vào thời điểm nào đó sẽ có thể tìm được thuốc chữa trị. Riêng Mỹ đã đầu tư 1,15 tỷ USD cho nghiên cứu. Dù vậy, thời điểm này, những người mắc bệnh vẫn cần nhiều tháng phục hồi chức năng.Các hệ thống chăm sóc sức khoẻ và người sử dụng lao động phải chuẩn bị để hỗ trợ những người mắc Covid-19 dai dẳng, gồm cả những người không có bằng chứng về lây nhiễm trong quá khứ do họ không thể xét nghiệm.
Nhân viên y tế chăm sóc người mắc Covid-19. Ảnh: StatNews
Việc chăm sóc phục hồi kịp thời có thể ngăn chặn vòng xoáy đi xuống về sức khoẻ và tài chính cá nhân. Các phòng khám chuyên về Covid-19 dai dẳng sẽ đẩy nhanh mọi việc. Về phần mình, người sử dụng lao động phải cân nhắc làm thế nào để sắp xếp cho các lao động khuyết tật, vốn bùng phát một cách khó lường.
Các chính phủ có thể trợ giúp, với các biện pháp khuyến khích người mắc bệnh tiếp tục làm việc. Nếu các chính phủ bỏ lỡ cơ hội, hàng triệu lao động lao động trẻ và trung niên có thể phải rời bỏ lực lượng lao động vĩnh viễn.
Làm việc từ xa và theo thời gian linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho người mắc Covid-19 dai dẳng làm việc dễ dàng hơn, ít nhất là bán thời gian. Nhiều người mắc Covid-19 dai dẳng có thể khoẻ lên, dù sẽ mất tới vài tháng.Trong giai đoạn cấp thiết của đại dịch, nhiều sai lầm đã xảy ra. Tuy nhiên, không có lý do gì để bào chữa cho việc không thể ứng phó với Covid-19 dai dẳng và giờ không còn thời gian để lãng phí.