Bị ợ hơi nhiều, có đáng lo?

Nhiều người trẻ đến bác sĩ khám bệnh than phiền “tôi rất hay bị ợ hơi”, tiếng ợ hơi to đến mức người bên cạnh nghe rõ được. Tại sao lại bị ợ hơi nhiều như vậy? Đây có phải là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm?

Bài Viết Liên Quan

bi o hoi nhieu co dang lo 0b2 6470588

Bác sĩ nội soi dạ dày cho bệnh nhân có triệu chứng ợ hơi kéo dài – Ảnh: H.NHÂN

Nhiều bạn trẻ không phải lao động đêm nhưng lại cứ thức đêm – tự đưa mình vào “lao động nặng nhọc” như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Ảnh Bác sĩ Lưu Phương

Anh H.T.V., 20 t.uổi, ngụ ở TP Thủ Đức ( TP.HCM), lo lắng do thời gian gần đây khi càng thức khuya thì anh càng bị ợ hơi nhiều. Không chỉ ban đêm anh ợ “ầm ĩ” mà ban ngày khi đi làm việc, giao tiếp với nhiều người, lâu lâu anh lại ợ một cái rõ to khiến anh cảm thấy rất ngại.

Anh V. băn khoăn không biết “thủ phạm” gây triệu chứng ợ hơi này là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Bạn bè anh khuyên anh nên sớm đi bác sĩ khám.

Đi tìm thủ phạm “ợ hơi”

Thạc sĩ – bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương, giảng viên bộ môn nội tổng quát phân môn tiêu hóa – gan mật Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết thức khuya không gây ra ợ hơi nhưng thức khuya có thể là một yếu tố kích khởi gây ra ợ hơi.

Bác sĩ Lưu Phương cho biết thức khuya nhiều sẽ gây ra những xáo trộn trong hoạt động đường tiêu hóa, đặc biệt ở đường tiêu hóa phía trên.

Đường tiêu hóa phía trên có thực quản, bao tử, ruột non đoạn đầu. Bản thân đường tiêu hóa dù trên hay dưới cũng hoạt động một cách tự động, liên quan đến hệ thần kinh và nội tiết.

Hoạt động của hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thức khuya, sinh hoạt ngủ nghỉ không điều độ, những cảm xúc tình cảm hoặc những stress về thể chất lẫn tinh thần.

Thức khuya là một trong những yếu tố kể trên nên có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng sẽ gây ra kích hoạt cảm giác như cảm giác bị đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần, có người bị tiết axit nhiều gây loét bao tử, có người bị tiết dịch tiêu hóa và co bóp lộn xộn gây ợ chua, ợ hơi.

Triệu chứng ợ hơi có thể báo hiệu mắc bệnh đường tiêu hóa như loét bao tử, ngoài ra triệu chứng ợ hơi còn báo hiệu do người đó thức khuya nhiều nên bị stress hoặc có thể là những dấu hiệu của ung thư bao tử tình cờ khởi phát trong giai đoạn này.

Những người thức khuya thường hay ăn chất bột đường hoặc uống một loại nước nào đó như nước ngọt nên sẽ sinh hơi nhiều, một số người bị sôi bụng, một số người bị ợ hơi lên.

Do vậy, đầu tiên cần điều chỉnh việc thức khuya vì thức khuya đã tác động đến việc ợ hơi mà nhiều người không biết. Những người phải đi làm ca đêm trong nhiều năm, cho dù cả ngày hôm sau được ngủ suốt thì những người này vẫn được tính là làm công việc nặng nhọc, mất nhiều sức lao động.

Thế nên, nhiều bạn trẻ không phải lao động đêm nhưng lại tự đưa mình vào “lao động nặng nhọc” như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Thức khuya nhiều gây suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, bệnh tim mạch, tai biến mạch m.áu não, dễ bị đái tháo đường… Bác sĩ Lưu Phương khuyên những người trưởng thành không nên thức khuya mà nên đi ngủ trước 23h. Một người trưởng thành nên ngủ từ 6 đến 8 tiếng, tùy vào cơ thể từng người.

Bác sĩ Lưu Phương gặp nhiều trường hợp than phiền bị ợ hơi khi thức khuya. Sau khi khám, những người bệnh này được chẩn đoán viêm dạ dày cấp. Tuy nhiên, có những trường hợp khi tìm hiểu bác sĩ thấy những người bệnh này có dấu hiệu trầm cảm như mất ngủ, lo lắng…

Những người này thường có những khúc mắc trong cuộc sống làm họ không ngủ được, càng thức khuya lại càng bị ợ hơi nhiều.

Sau khi được bác sĩ tư vấn, điều trị bệnh trầm cảm, hỗ trợ những bệnh tiêu hóa kèm theo, những người bệnh này đã trở về bình thường. Nhưng nếu những trường hợp này không điều trị, để lâu dài sẽ làm bệnh tiêu hóa và bệnh trầm cảm ngày càng nặng thêm.

bi o hoi nhieu co dang lo 63f 6470588

Ăn khuya dễ gây ra những xáo trộn trong hoạt động đường tiêu hóa – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nỗi khổ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày

Anh P.T.C., 38 t.uổi, ngụ ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), trung bình đi vệ sinh từ 5 – 7 lần trong ngày. Ngay cả ban đêm khi đang ngủ anh cũng phải dậy đi vệ sinh từ 2 – 3 lần.

Bác sĩ Lưu Phương cho rằng với những người đi vệ sinh nhiều lần trong ngày (từ 4 lần/ngày trở lên) thì sẽ được chia thành hai nhóm.

Nhóm 1 là những người trên 45 t.uổi. Những người này nếu đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, kéo dài trên 2 tuần thì phải đi nội soi sớm vì có thể bị u lành hoặc ung thư ruột hoặc một số bệnh về viêm loét hoặc lao ruột…

Còn với nhóm 2 là những người dưới 45 t.uổi, đặc biệt là nhóm dưới 40 t.uổi, thì thường bị hội chứng ruột kích thích hoặc bị dị ứng với rượu bia hoặc một số loại thức ăn sống.

Nhóm dưới 45 t.uổi cũng có những bệnh ở nhóm trên 45 t.uổi, nhưng tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn. Với những người dưới 45 t.uổi đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, kéo dài trên 2 tuần thì chưa có gì trầm trọng, nhưng nếu kéo dài trên 3 tháng thì cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tầm soát bệnh vì có thể mắc các bệnh của nhóm trên 45 t.uổi như đã kể trên.

Ngoài ra, những người không dung nạp được sữa mà uống sữa cũng sẽ bị đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Người càng lớn t.uổi thì khả năng dung nạp sữa sẽ ngày càng kém dần. Trong ruột con người, để hấp thụ được sữa do động vật có vú tiết ra kể cả sữa mẹ, phải có men LACTASE mới phản ứng để tiêu hóa sữa thì ruột mới hấp thụ được.

Theo tự nhiên, trẻ nhỏ có men LACTASE nhiều nhưng theo thời gian men này sẽ giảm đi. Càng lớn t.uổi thì khả năng dung nạp sữa sẽ càng giảm.

Bác sĩ Lưu Phương khẳng định sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt, đặc biệt là canxi. Mọi người đều có thể uống sữa hằng ngày. Tuy nhiên, tùy vào khả năng dung nạp sữa của mỗi người mà uống theo lượng sữa mà bác sĩ dinh dưỡng khuyên chứ không nên uống bằng mọi giá.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng không còn phải mổ hở

Bệnh nhân N.T.K.D (64 t.uổi, ở TP.HCM) có t.iền sử mổ bắt vít cố định cột sống đã 10 năm. Một năm trở lại đây, bà đau lưng và lan xuống 2 chân rất nhiều, đau nhức nhiều khi về đêm và khi đi lại.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm mức độ nặng.

Ngày 30.12, bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Anh Vũ (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết: Đây là một trường hợp khó vì phẫu thuật lần 2 sau khi thay đĩa đệm L2 – L3 ở lần 1. Thông thường trường hợp của bệnh nhân phải rạch da rộng để nối thanh nẹp từ các đốt sống phía dưới lên với tầng L2 – L3, tuy nhiên ê kíp quyết định áp dụng phương pháp kỹ thuật cao phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với sự hỗ trợ hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 chiều Navigation.

benh nhan thoat vi dia dem nang khong con phai mo ho b99 6241354

Ê kíp bác sĩ ứng dụng hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation để phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh BÁC SĨ CUNG CẤP

Cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng sau 3 tiếng, tránh được cuộc mổ hở, mất m.áu nhiều, tổn thương rễ thần kinh… Sau phẫu thuật, bệnh nhân hết đau và cảm giác nhẹ hẳn 2 chân. Ngay chiều hôm sau, bệnh nhân đã tập ngồi và sang ngày thứ 2 đã tập đi lại.

Tương tự, bệnh nhân Đ.T.K.C (73 t.uổi, ở TP.HCM) bị tê 2 chân, đi lại khó khăn đã 2 năm, phim cộng hưởng từ cho thấy có biểu hiện hẹp ống sống và thoát vị đĩa đệm thắt mức độ nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân không dám đến bệnh viện điều trị vì sợ phẫu thuật xâm lấn ảnh hưởng sức khỏe nên cố gắng chịu đựng. Sau khi tìm hiểu và được tư vấn về kỹ thuật mới, bệnh nhân mới quyết định phẫu thuật.

Người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu với hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation chiều thay 2 đĩa đệm và bắt vít cố định các phần thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Sau mổ 2 chân người bệnh nhẹ hẳn, ngay ngày hôm sau, người bệnh đã được tập đi lại và xuất viện ngày thứ 4 sau mổ, sức khỏe hồi phục nhanh.

benh nhan thoat vi dia dem nang khong con phai mo ho a10 6241354

Hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation giúp tăng tỷ lệ chính xác trong phẫu thuật lên tới 93 – 100%.. Ảnh BÁC SĨ CUNG CẤP

Bác sĩ Vũ cho biết, việc ứng dụng hệ thống O-ARM kết hợp định vị 3 chiều Navigation là một bước tiến vượt bậc trong phẫu thuật cột sống giúp tăng độ chính xác trong phẫu thuật lên tới 93 – 100%. “Trong phẫu thuật cột sống việc sai lệch dù chỉ 1 – 2mm có thể dẫn tới người bệnh liệt, tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong”, bác sĩ nói.

Phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đã làm giảm thương tổn mô chung quanh cột sống, tổn thương tủy sống, rễ thần kinh, động mạch, giảm biến chứng phẫu thuật và giảm thời gian hồi phục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *