Bùng phát bệnh truyền nhiễm ở t.rẻ e.m, các bệnh viện quá tải

Ghi nhận tại các bệnh viện hơn 1 tuần nay, số lượng bệnh nhân nhập viện tại các khoa – các bệnh viện Nhi tăng đột biến khiến các chuyên gia y tế lo bùng dịch trong giai đoạn hiện nay.

Bệnh nhi nhập viện tăng đột biến, nhiều bệnh viện ở Hà Nội quá tải

Suốt hơn 1 tuần qua, các t.rẻ e.m đến bệnh viện khám và xin nhập viện tại các bệnh viện tăng cao, đặc biệt là ở các bệnh viện đầu ngành về nhi như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Xanh Pôn… khiến những nơi này trở nên quá tải. Các bệnh nhân bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm như cúm, sốt xuất huyết, cúm A hay mắc Adenovirus tăng mạnh và đang có xu hướng lây lan nhanh trong cộng đồng thời gian tới.

Trao đổi với phóng viên về tình hình bệnh nhân nhi tăng đột biến trong thời gian gần đây, bác sĩ Vũ Thị Mai – khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trẻ nhập viện tăng mạnh trong khoảng một tháng nay, chủ yếu mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết, cúm. Đặc biệt tăng đột biến vào những ngày gần đây, khoa tiếp nhận khoảng 150 bệnh nhi nhập viện. Trong đó, đã ghi nhận một số trẻ bị viêm phổi do nhiễm vi rút Adeno. Trước tình hình bệnh nhân đông như hiện nay, Bệnh viện Thanh Nhàn đã phân loại bệnh nhân, nếu bác sĩ chỉ định trẻ có thể điều trị tại nhà thì cho ngoại trú để bố mẹ theo dõi tại nhà, khi có vấn đề có thể gọi trực tiếp đến số hotline của khoa Nhi để được hỗ trợ kịp thời.

Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng bệnh nhân tới khám tăng rất cao và có hiện tượng quá tải. Nhiều phụ huynh thấy con sốt, khó thở, viêm phổi đã vội vàng đưa con em đến bệnh viện vì lo lắng, khiến cho bệnh viện càng đông.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, tình hình bệnh nhi mắc Adenovirus tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng nhanh từ tháng 8.2022 cho đến nay. Tính từ ngày 1.1 đến 22.9.2022, đã có hơn 1.000 ca mắc đến khám và điều trị tại bệnh viện, phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc trung tâm hô hấp (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết hiện nay vào đúng thời tiết giao mùa là thời điểm nhập học của học sinh nên số trẻ mắc các bệnh hô hấp chiếm 60%-70% số bệnh nhi đến khám. Do đó, bệnh viện đã bố trí buồng riêng cho bệnh hô hấp, không nằm chung với nhóm bệnh khác, đồng thời thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, như: đeo khẩu trang, khử khuẩn… không để lây lan dịch bệnh.

Bệnh nhân tăng, ca bệnh nặng cũng tăng khiến nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh hô hấp và tiêu hóa luôn rình rập. Trong môi trường đông đúc, các y bác sĩ luôn phải tích cực quan sát và nhắc nhở thân nhân cố gắng giữ gìn vệ sinh chung, hạn chế người thăm nuôi… Đồng thời, thường xuyên tiến hành khử khuẩn, làm tấm che ngăn giữa các giường bệnh nặng, ưu tiên cho những trẻ nhỏ, đang phải thở máy, có bệnh nền…

bung phat benh truyen nhiem o tre em cac benh vien qua tai 0ba 6669326
Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ để tránh lây nhiễm bệnh

Theo đ.ánh giá của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, hiện nay, thời tiết tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn giao mùa thu – đông, là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát và lây lan của các dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh do Adenovirus.
CDC Hà N.ội yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường các hoạt động giám sát bệnh Adenovirus khi 30/30 quận huyện đều ghi nhận ca mắc.

Các bệnh viện hiện nay của Hà Nội đều ghi nhận ca bệnh Adenovirus kèm các bệnh khác. Đây là hiện tượng tăng đột biến, và các chuyên gia lo ngại nếu như trẻ mắc các bệnh lý nền, bệnh nặng kèm theo mà đồng nhiễm Adenovirus sẽ khiến bệnh nhân thêm trầm trọng, thậm chí t.ử v.ong.

Các biện pháp phòng tránh

Chia sẻ với phóng viên về những biện pháp phòng tránh cho t.rẻ e.m giữa lúc giao mùa và dịch bệnh gia tăng, bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (khoa Nhi, Bệnh viện 103 Hà Nội) khuyên các bậc cha mẹ thay vì tìm lý do con ốm thì nên biết cách phòng bệnh cho con thì sẽ tốt hơn.

Bác sĩ Cường cho rằng thời gian này cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tới chơi chỗ đông người như các trung tâm thương mại, vui chơi, hạn chế cho bé ngậm đồ chơi, mút tay. Cha mẹ nên đeo khẩu trang cho con ở những nơi đông người, khi cho con tới bệnh viện khám cố gắng giữ khoảng cách cho con. Để phòng viêm hô hấp, trẻ cần được xúc họng bằng nước muối 0,9%, xịt rửa mũi bằng nước muối biển sâu sau đi chơi hoặc đi học về.

Các phụ huynh cũng cần tăng sức đề kháng cho bé như chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng đủ các nhóm chất. Cho trẻ uống đủ nước giúp thanh thải chất độc, làm loãng đờm bù nước sau sốt, sau nôn, đi ngoài. Đặc biệt t.rẻ e.m cần được tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ngay cả với người lớn cũng cần giữ vệ sinh, như đi ra ngoài về cần rửa tay, khử khuẩn tay trước khi bế ẵm trẻ nhỏ để tránh mầm bệnh lây lan cho trẻ. Ngoài ra, phụ huynh không nên tự ý làm “bác sĩ”, cho trẻ uống thuốc theo tư vấn khi thấy trẻ “có biểu hiện giống bệnh trước”. 

Theo các chuyên gia y tế, nếu t.rẻ e.m bị nhiễm cùng lúc 2-3 bệnh, nguy cơ trẻ bị bệnh nặng hơn là rất cao và khó khăn trong việc điều trị bởi lẽ thuốc chữa trị được ở bệnh này nhưng lại khó dùng được ở bệnh khác. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị.

Bộ Y tế họp khẩn ứng phó với số ca mắc Adenovirus tăng cao

Số bệnh nhi mắc Adenovirus đang tăng cao, Bộ Y tế họp khẩn và bàn các giải pháp ứng dụng công nghệ cao để sớm kiểm soát và điều trị căn bệnh này.

Hiện chưa ghi nhận các ổ dịch Adenovirus trong cộng đồng, tuy nhiên việc nhiều trẻ mắc Adeno hiện là vấn đề y tế công cộng cần quan tâm.

Adeno là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, tuy nhiên nếu bệnh nhi đã mắc các bệnh lý nặng, phức tạp hoặc phải can thiệp phẫu thuật mắc thêm Adenovirus có nguy cơ t.ử v.ong cao.

Thông tin trên được Bộ Y tế đưa ra tại cuộc họp về công tác thu dung, điều trị bệnh nhi mắc Adenovirus, diễn ra chiều muộn 23/9, tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh.

bo y te hop khan ung pho voi so ca mac adenovirus tang cao f94 6658602

Theo báo cáo sơ bộ tại cuộc họp, Bệnh viện Nhi Trung ương có số bệnh nhân viêm đường hô hấp đến khám được phát hiện mắc Adeno chiếm nhiều nhất trong các cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội.

Riêng từ cuối tháng 8 đến nay, số ca bệnh mắc Adenovirus tăng cao. Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận trên 1.400 ca bệnh Adeno.

Trong 2 tuần từ 12/9 đến 21/9, tỷ lệ các ca được phát hiện mắc Adenovirus chiếm 10% tổng các ca đến khám tại bệnh viện. Trong số ca nhiễm có 80% là bệnh nhi tại các quận huyện của Hà Nội.

Đã có 7 trường hợp t.ử v.ong là các bệnh nhân mắc các bệnh lý nền, đồng nhiễm Adenovirus. Riêng ngày 22/9, bệnh viện đã phát hiện 150 ca, trong đó một nửa số bệnh nhân này cần nhập viện.

Tại Bệnh viện Bạch Mai và số bệnh viện của Hà Nội đã ghi nhận gần 100 ca được phát hiện mắc Adenovirus.

Tại cuộc họp, đại diện các bệnh viện cũng cho biết do tháng 9 là thời điểm nhập học và thời tiết giao mùa nên số trẻ mắc các bệnh hô hấp chiếm 60%-70% số bệnh nhi đến khám. Do đó, dẫn tới tình trạng quá tải cục bộ tại một số thời điểm trong ngày, trong tuần.

Bệnh viện Nhi Trung ương đã bố trí 300 giường bệnh để thu dung điều trị bệnh nhi nhiễm Adeno nhập viện theo nhóm bệnh nhẹ, bệnh có tổn thương hô hấp đơn thuần hoặc kết hợp với bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng.

Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết hiện chưa ghi nhận các ổ dịch Adenovirus trong cộng đồng. Tuy nhiên điều các chuyên gia lo ngại là các bệnh nhi mắc các bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng nếu đồng nhiễm Adenovirus sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Sẽ ban hành hướng dẫn điều trị

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh đề nghị trước mắt, các bệnh viện cần bố trí buồng riêng cho bệnh hô hấp không nằm chung bệnh khác, tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn như đeo khẩu trang, khử khuẩn… không để lây lan dịch bệnh. Tăng cường công tác truyền thông không gây hoang mang trong cộng đồng.

Bộ Y tế sẽ cập nhật và ban hành hướng dẫn điều trị bệnh Adeno trong đó sẽ xây dựng tiêu chuẩn nhập viện đối với các ca mắc Adenovirus làm căn cứ cho các bác sỹ khi khám, chẩn đoán.

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội lên kế hoạch và có phương án nếu bệnh nhân gia tăng thì có giải pháp để phân tuyến, thu dung, điều trị phù hợp, cần chủ động, theo dõi chặt diễn biến, theo dõi báo cáo hàng ngày và báo cáo Bộ và có phương án chuẩn bị các khu hồi sức cho bệnh nhân nặng.

Bệnh do Adenovirus gây ra xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa xuân – hè hoặc thu – đông.

Adenovirus lây truyền qua đường giọt b.ắn, đường hô hấp giữa người với người. Bệnh có thể lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm, hoặc lây truyền khi người lành sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 8-12 ngày.

Adenovirus có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa t.uổi (t.rẻ e.m hay gặp ở độ t.uổi từ 6 tháng đến 5 t.uổi). Trong đó, các đối tượng như t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.

Trẻ nhiễm Adenovirus thường có các biểu hiện như: Sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt và rối loạn tiêu hoá. Với trẻ có biểu hiện nặng thì xuất hiện tình trạng khó thở.

Adenovirus có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ như: hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau n.hiễm t.rùng, giãn phế quản, xơ phổi.

Trước thực tiễn số trẻ mắc Adenovirus gia tăng, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống bệnh do Adenovirus.

Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch do Adenovirus, triển khai xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *