Các nước ‘đổ xô’ tích trữ vaccine đậu mùa khỉ

WHO kêu gọi các nước tăng cường giám sát, truy vết và quản lý các ca bệnh, đồng thời cảnh báo những tác động tiêu cực của việc tích trữ thuốc và vaccine.

Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu tiêm chủng vaccine đậu mùa khỉ cho người dân trong bối cảnh số ca mắc gia tăng gần đây. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, gần 200 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo tại hơn 20 quốc gia trong đợt bùng phát dịch bệnh bất thường này.

Tuy nhiên, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cũng khẳng định, thế giới có sẵn công cụ kiểm soát dịch bệnh, đồng thời kêu gọi thiết lập một kho dự trữ để chia sẻ công bằng vaccine và thuốc điều trị căn bệnh này.

Bài Viết Liên Quan

cac nuoc do xo tich tru vaccine dau mua khi 0e6 6467928

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ. (Ảnh: Economic Times)

Anh đã tiêm 1.000 liều vaccine cho những người tiếp xúc gần với các ca bệnh đậu mùa khỉ và sẵn sàng 3.500 liều khác trong trường hợp cần thiết. Tại Pháp, nước này hồi đầu tuần cũng thông báo đang tiêm vaccine cho những nhóm người tương tự nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn và nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh truyền nhiễm, giới chức y tế các nước đều rất thận trọng với sự bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay, cũng như sẵn sàng kho dự trữ vaccine trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng. Hãng công nghệ sinh học Bavarian Nordic của Đan Mạch, nhà sản xuất vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ duy nhất trên thế giới, cho biết một số lượng lớn các quốc gia đã liên hệ để đặt mua vaccine.

Trước sự bùng phát bất thường của bệnh đậu mùa khỉ ở những quốc gia vốn không lưu hành căn bệnh này, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước tăng cường giám sát, truy vết và quản lý các ca bệnh, đồng thời cảnh báo những tác động tiêu cực của việc tích trữ thuốc và vaccine khi các ca bệnh vẫn còn tương đối thấp.

Theo Giám đốc phòng chống dịch bệnh và đại dịch của Tổ chức Y tế Thế giới Sylvie Briand, dù hiện nay thế giới có sẵn các loại vaccine và phương pháp điều trị bệnh đậu mùa đã được phê duyệt, song số lượng lại cực kỳ hạn chế và một số chưa được cấp phép đầy đủ để đưa ra thị trường.

Bà Briand đồng thời kêu gọi các quốc gia làm việc cùng nhau để đảm bảo tiếp cận công bằng với vaccine, phương pháp điều trị và chẩn đoán dựa trên nhu cầu sức khỏe cộng đồng.

Bà Briand nói: “Chúng tôi lo ngại sẽ có sự lây lan trong cộng đồng nhưng hiện tại rất khó để đ.ánh giá nguy cơ này. Tuy nhiên nếu áp dụng các biện pháp phù hợp ngay bây giờ, chúng ta có thể có thể ngăn chặn điều này một cách dễ dàng. Tôi nghĩ đây không phải là một căn bệnh mà công chúng phải lo lắng, nó không giống như COVID-19 hay những căn bệnh khác lây lan nhanh. Vì vậy tất cả những khuyến cáo hiện nay không phải để tạo ra sự lo lắng trong công chúng mà là nâng cao cảnh giác và đảm bảo rằng tất cả chúng ta đều biết rủi ro trước mắt là gì và chúng ta có thể thực hiện các biện pháp thích hợp kịp thời”.

Tổ chức Y tế Thế giới dự kiến sẽ làm việc với các nước thành viên về khả năng phát triển một kho dự trữ để chia sẻ công bằng vaccine và thuốc điều trị tương tự như từng làm đối với bệnh sốt vàng, viêm màng não, và bệnh tả ở những nước không có khả năng chi trả.

Vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về điều gì đã gây ra đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ chưa từng có bên ngoài châu Phi, nhưng cũng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ sự thay đổi gen nào trong virus là nguyên nhân.

Đầu tuần này, một cố vấn hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sự bùng phát ở châu Âu, Mỹ, Israel, Australia,… có thể liên quan đến quan hệ t.ình d.ục không an toàn. Điều này cho thấy một sự khác biệt đáng kể so với mô hình lây lan điển hình của căn bệnh này ở khu vực Trung và Tây Phi, vốn chủ yếu lây lan qua các loài động vật như động vật gặm nhấm hay linh trưởng hoang dã.

Bệnh đậu mùa khỉ: Triệu chứng là gì, điều trị thế nào?

Tính tới 21/5, thế giới ghi nhận 92 ca bệnh đậu mùa khỉ, 28 ca nghi nhiễm được báo cáo ở 12 quốc gia như Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Canada, Bỉ, Đức.

Theo các chuyên gia, bệnh đậu mùa khỉ liên quan tới bệnh đậu mùa bị xóa sổ năm 1980 nhưng triệu chứng nhẹ, khó lây và tỷ lệ t.ử v.ong cũng thấp hơn.

Thời kỳ ủ bệnh đậu mùa khỉ (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) là 7-14 ngày nhưng có thể 5-21 ngày. Bệnh thường kéo dài 2-4 tuần, các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể 5-21 ngày sau khi nhiễm virus.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Người bị bệnh đậu mùa khỉ thường có triệu chứng khởi phát ban đầu như sốt, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết…

Khi sốt, bệnh nhân sẽ phát ban mẩn ngứa sau 1-3 ngày. Mụn mủ thường bắt đầu trên mặt sau đó lan ra nhiều bộ phận khác. Số lượng mụn mủ có thể là vài nốt cho tới vài nghìn nốt. Sau đó, số mụn mủ này sẽ vỡ ra rồi đóng vảy trước khi biến mất.

Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không.

benh dau mua khi trieu chung la gi dieu tri the nao 803 6459408

92 ca bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới. (Ảnh minh họa: CDC Mỹ).

Điều trị đậu mùa khỉ thế nào?

Đậu mùa khỉ hiện có 2 chủng, 1 chủng ở Tây Phi và chủng ở Congo. Chủng ở Congo nặng hơn chủng ở Tây Phi. Theo thống kê, các bệnh nhân mắc đậu mùa chủng Tây Phi phần lớn và nhẹ với tỷ lệ t.ử v.ong khoảng 1%. Trong khi đó, chủng ở Congo thường nặng hơn và có tỷ lệ t.ử v.ong lên tới 10%.

Theo các chuyên gia, thông thường, bệnh đậu mùa khỉ lành tính, lây lan hạn chế và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống virus để hạn chế sự lây lan và giảm nguy cơ bệnh nặng.

Bệnh đậu mùa khỉ hiện không có vaccine phòng ngừa, nhưng theo chuyên gia, vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả lên tới 85% trước đậu mùa khỉ. Chính vì vậy, người dân nên tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa ngay khi có cơ hội.

Ngoài ra, do lây lan qua con đường tiếp xúc gần nên cách tốt nhất để phòng ngừa đậu mùa khỉ là thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, khử khuẩn bề mặt và cách ly khi có triệu chứng…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *