N.hiễm t.rùng, nhiễm độc thức ăn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng.
Cần làm gì khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn?
Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hóa. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật, vi khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây nên tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố trong đồ ăn là nguyên nhân chính gây bệnh, gây hại cho trẻ. Có nhiều loại vi khuẩn gây nên tình trạng này như độc tố có tụ cầu vàng, E. Coli, phẩy khuẩn tả, Salmonela, Rotavirus… Thời tiết chuyển mùa, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ mắc bệnh qua đường tiêu hoá.
Vì vậy, các bậc cha mẹ nên biết các dấu hiệu, biểu hiện, cũng như cách chăm sóc ăn uống đúng cách và các biện pháp phòng tránh n.hiễm t.rùng, nhiễm độc cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị n.hiễm t.rùng, nhiễm độc thực phẩm
Trên thực tế, n.hiễm t.rùng, nhiễm độc thức ăn chủ yếu lây truyền qua đường ăn uống bởi thực phẩm và nước nhiễm bẩn. Nguy cơ thường gặp ở trẻ có cơ địa nhỏ bé, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh nền suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, do mưa lũ ăn uống thiếu vệ sinh, trong đó hay gặp nhất là ăn thức ăn chưa được nấu chín, hâm lại nhiều lần, điều kiện vệ sinh kém.
Bởi vậy, khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có một số dấu hiệu như:
– Trẻ buồn nôn: Sau khi ăn thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc trẻ có thể buồn nôn, nôn ngay sau vài phút, vài giờ hoặc lâu hơn.
– Trẻ bị đau bụng, đại tiện nhiều lần: Trẻ đại tiện nhiều lần dạng lỏng nước, có thể có lẫn m.áu.
– Trẻ sốt: Một số trường hợp trẻ ngộ độc có thể có sốt cao, nhiệt độ trên 38 độ C. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ tới 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Bên cạnh đó, còn đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn, sau đó đi ngoài tiêu chảy. Triệu chứng đau quặn xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy vào tác nhân gây ngộ độc mà dấu hiệu nôn trớ nổi bật hay đi ngoài nhiều hơn.
Trẻ bị nôn nhiều và đau bụng nếu nguyên nhân do độc tố gây nên. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy đi ngoài sẽ nổi bật hơn. Tình trạng này sẽ khiến trẻ bị rối loạn mất nước và điện giải. Khi bị sốt và đi ngoài phân nhày m.áu là dấu hiệu nhiễm khuẩn, gây nên tổn thương ruột.
N.hiễm t.rùng nhiễm độc thực phẩm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Ảnh minh hoạ
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị n.hiễm t.rùng, nhiễm độc thực phẩm?
Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, tiêu lỏng nhiều lần, cha mẹ thường lo lắng và mua thuốc cho con uống ngay, nhiều người còn cho trẻ uống kháng sinh, điều này là vô cùng sai lầm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc điều trị kháng sinh ở thể này là không cần thiết, vì không làm rút ngắn thời gian bị bệnh mà còn làm tăng thời gian mang trùng ở thời kỳ lại sức. Việc xử lý chủ yếu là bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ. Vì t.rẻ e.m thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải, đi vào trụy mạch.
Xử trí tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói Oresol để pha làm nhiều lần. Nếu không có Oresol, có thể pha nước gạo rang với muối ăn. Thường bù từ 1 – 2 lít/ngày. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Lưu ý không được tự ý dùng thuốc làm giảm nhu động ruột.
Nếu trẻ tiêu lỏng quá nhiều và bị sốt, có thể cần dùng đến thuốc hạ sốt, an thần, chống tiêu lỏng hoặc ở những thể nặng có thể dùng kháng sinh. Tuy nhiên, liều lượng, loại thuốc cần theo chỉ định của các bác sĩ tiêu hóa. Ngoài ra, cần lưu ý khi chăm sóc tại nhà cho trẻ bị n.hiễm t.rùng, nhiễm độc ăn uống.
Với trẻ bị ngộ độc thức ăn, nếu chăm sóc đúng cách sẽ giúp tình trạng bệnh của trẻ nhanh giảm và sức khỏe nhanh bình phục trở lại, cụ thể:
– Cha mẹ cần đặt trẻ nằm, đầu nghiêng sang một bên để tránh tình trạng hít sặc. Bù nước và chất điện giải bị mất do nôn trớ.
– Cần thay đổi chế độ ăn cho trẻ giúp trẻ phục hồi nhanh hơn. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho bú ít nhưng chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau tầm 30 phút đến 1 giờ.
Nếu trẻ lớn hơn cho ăn cháo, uống nước bù điện giải Oresol. Tình trạng nôn trớ vẫn xảy ra thì phải tạm ngưng ăn trong 1 giờ, sau đó cho ăn lại với lượng ăn ít hơn, từng ngụm hoặc từng thìa. Khi trẻ ổn định cho ăn trở lại bình thường nếu trẻ không nôn trớ nữa. Thức ăn thường dễ tiêu hóa là cháo, cơm mềm, bánh mì, súp nghiền…
– Cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên, dịch nôn trớ, phân và nước tiểu của trẻ. Nếu có dấu hiệu nặng như nôn nhiều, chất nôn có m.áu hoặc ngả xanh, không uống hoặc bỏ bú, mệt, sốt cao, phân có m.áu… cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Cần tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng n.hiễm t.rùng nhiễm độc. Ảnh minh hoạ
Lời khuyên thầy thuốc
Để phòng n.hiễm t.rùng, nhiễm độc ăn uống ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt trong vấn đề ăn uống, giữ gìn vệ sinh thực phẩm.
Cần lựa chọn thức ăn đã được nấu chín, bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, tránh vi khuẩn xâm nhập vào nhiều. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn.
Trong bảo quản thức ăn cần chú ý hạn sử dụng của thức ăn, không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín. Nếu chế biến thức ăn, đối với rau củ quả cần rửa sạch và ngâm nước muối. Không dùng thức ăn đông lạnh, thực phẩm ôi thiu.
Không cho trẻ ăn thức ăn hay uống những chất lạ, tránh những trường hợp ngộ độc xảy ra. Giữ vệ sinh trong ăn uống bằng cách ăn chín, uống sôi.
Ngoài ra, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… để phòng bệnh. Môi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
Hóc kẹo đậu vào phổi, b.é g.ái 13 tháng t.uổi suýt m.ất m.ạng ngày giáp Tết
Hai vợ chồng ở Đồng Tháp đang lo dọn dẹp chuẩn bị đón Tết thì phát hiện con gái 13 tháng t.uổi ho sặc và ói liên tục, trên tay vẫn cầm thanh kẹo đậu phộng, nên tức tốc đưa đi cấp cứu.
Ngày 29/1, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, nơi đây vừa kịp thời cứu một bệnh nhi bị hóc dị vật vào phổi cực kỳ nguy hiểm.
Bệnh nhi là một b.é g.ái 13 tháng t.uổi, con đầu lòng của cặp vợ chồng son tại Đồng Tháp. Khai thác bệnh sử, lúc cha mẹ và gia đình đang dọn dẹp chuẩn bị đón Tết thì bất ngờ phát hiện con gái ho sặc sụa, khò khè và nhợn ói liên tục. Khi họ chạy đến chỗ con và phát hiện trên tay bé vẫn còn cầm thanh kẹo đậu phộng gặm dang dở. Nghi có chuyện chẳng lành, gia đình tức tốc đưa bé từ quê lên BV ở TPHCM.
Tại BV Nhi đồng Thành phố, các kết quả chụp chiếu cho thấy bệnh nhi có dị vật tắc chèn ngay ống phế quản phân nhánh các thùy phổi trái. Ngay lập tức, bé được chuyển phòng mổ tiến hành soi gắp kiểm tra thông thoáng đường thở.
Bác sĩ nội soi gắp dị vật khẩn cấp cho bệnh nhi (ẢNh: BVCC).
Không ngoài dự đoán, ekip điều trị gắp ra dị vật là hạt đậu phộng đang mắc kẹt và gây ứ khí căng phồng phổi trái. Nếu để lâu hay đến viện trễ thêm một chút thời gian, bệnh nhi có nguy cơ tràn khí màng phổi hoặc viêm phổi kéo dài, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, thậm chí n.hiễm t.rùng, nhiễm độc toàn thân..
Dị vật là hạt đậu phộng được lấy ra kịp thời, giúp bé qua cơn nguy kịch (Ảnh: BVCC).
Từ trường hợp này, các bác sĩ một lần nữa cảnh báo cha mẹ phải luôn theo dõi kỹ, không để trẻ nằm ngoài tầm mắt, tầm tay của người lớn. Dị vật đường thở ở t.rẻ e.m rất dễ xảy ra, vì trẻ còn đang ở t.uổi khám phá và chưa ý thức được nguy cơ hít sặc.
Khi dị vật kẹt trong đường thở sẽ có nhiều mức độ nguy hiểm, như khó thở dữ dội và t.ử v.ong ngay trong vòng vài phút nếu dị vật bít tắc hoàn toàn khí quản.
Bé cũng có thể suy hô hấp, tím tái nếu dị vật gây bít tắc một phần khí quản, phế quản. Thiếu oxy kéo dài có thể gây tổn thương não. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như ho, khò khè kéo dài, viêm phổi từ nhẹ đến nặng.
Bác sĩ khuyên phụ huynh cần chú ý không để trẻ cười đùa hoặc nói lúc thức ăn đang trong miệng; không cho trẻ ăn lúc đang khóc, đang ho; không sử dụng ống hút để hút các thức ăn/uống có dạng hạt tròn.
Ngoài ra, không cho trẻ ăn các thức ăn dễ sặc vào đường thở hay có cơ hội tiếp xúc các dị vật nguy hiểm, nhất là thời điểm ngày Tết có nhiều hạt mứt, hạt đậu. Chỉ cần lơ đễnh một phút là tai nạn có thể xảy ra, hối hận cũng muộn màng.