Đang khỏe mạnh bị đột tử, bác sĩ cảnh báo người có nguy cơ cao

Ở độ t.uổi còn trẻ nhưng người bệnh bất ngờ ngừng tuần hoàn và qua đời một cách đột ngột.

Chia sẻ với VietNamNet, BSCKII Nguyễn Thế Huy, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cho biết, đột tử do tim là cái c.hết đột ngột, bất ngờ do mất chức năng tim (ngừng tim đột ngột). Người đang khỏe mạnh đột ngột t.ử v.ong đa phần có nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý tim mạch.

Hơn 2 tháng trước, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E tiếp nhận bệnh nhân ngoài 40 t.uổi nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, sau đó người bệnh đã ngừng tuần hoàn (đột tử). Dù được cấp cứu tích cực nhưng bệnh nhân không qua khỏi.

BSCKII Nguyễn Thế Huy cũng dẫn thêm một trường hợp đột tử ở người trẻ khác. Đó là bệnh nhân 43 t.uổi, quê ở Bắc Giang, được đưa tới Bệnh viện E cấp cứu do bị ngừng tuần hoàn. Trước đó, tại bệnh viện tuyến cơ sở, bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn một lần được cấp cứu sốc tim.

Khi được chuyển tới bệnh viện E, bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn 3 lần và được bác sĩ cấp cứu kịp thời. BS Thế Huy cho biết, khi làm các xét nghiệm chuyên sâu bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng Brugada (tình trạng rối loạn nhịp tim nặng nề, hiếm gặp nhưng nghiêm trọng). Sau đó, bệnh nhân đã được cấy máy phá rung tim tự động để ngừa nguy cơ đột tử. Về t.iền sử gia đình, người bệnh từng có anh trai và em trai mất đột ngột không rõ nguyên nhân khi còn rất trẻ.

dang khoe manh bi dot tu bac si canh bao nguoi co nguy co cao c9b 6682335
Bác sĩ Thế Huy thăm khám cho bệnh nhân

BSCKII Nguyễn Thế Huy thông tin, đột tử cũng có liên quan đến yếu tố gia đình và thường gặp khi mắc hội chứng Brugada.

Về nguyên nhân gây ra đột tử, bác sĩ cho biết, với nhóm người trẻ t.uổi và trung niên, đột tử thường liên quan tới bệnh lý tim mạch như: cơ tim phì đại, bệnh lý giãn động mạch trong tim, bệnh lý rối loạn dẫn truyền trong tim (Brugada) hoặc bệnh lý tim bẩm sinh.

Một vài nguyên nhân khác có liên quan tới bất thường mạch vành. Ở nhóm nguyên nhân này, bệnh nhân gặp đột tử thường diễn ra đột ngột, xảy ra bất kỳ lúc nào (vận động gắng sức, ngủ…). Nhóm người có bệnh lý tim mạch bị đột tử đa phần diễn biến đột ngột, không dấu hiệu báo trước.

BS Thế Huy khẳng định, khó có thể biết được triệu chứng đột tử. Tuy nhiên ở những người đã được cứu sống dù bị đột tử (nhóm có bệnh lý rối loạn nhịp) có chia sẻ lại, họ cảm thấy tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mất ý thức rất nhanh.

Trong quá trình làm việc, BS Thế Huy đã cấp cứu cho một số trường hợp thoát khỏi đột tử có liên quan tới hội chứng Brugada – hội chứng có thể đe dọa tính mạng nhưng thường không gây ra triệu chứng hoặc dấu hiệu nào đáng chú ý.

Đặc biệt ở nhóm này xuất hiện choáng, ngất. Đi khám, bác sĩ phát hiện trên điện tim và có rối loạn nhịp nguy hiểm. Những bệnh nhân này sẽ có chỉ định cấy máy phá rung tim tự động. Nếu bệnh nhân có bất thường về nhịp tim, máy sẽ tự hoạt động khử rung tim.

Vì vậy BS Thế Huy lưu ý, với người khỏe mạnh trong gia đình có bố, anh trai hoặc em t.ử v.ong đột ngột không có nguyên nhân, nên đi kiểm tra có bất thường về tim mạch. Nếu tim có bất thường bác sĩ sẽ can thiệp sớm.

“Quá trình thăm khám, chúng tôi gặp rất nhiều bệnh nhân choáng, ngất khi vào viện tình cờ phát hiện ra mắc hội chứng Brugada. Sau đó, bệnh nhân được cấy máy khử nhịp, tránh được cơn đột tử. Phòng ngừa đột tử không khó nếu như bệnh nhân được phát hiện sớm bệnh lý tim mạch. Đối với những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, mạch vành cần phải kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, uống thuốc đúng và đủ liều, thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ”, BS Huy nói.

Tương tự, BS Phạm Văn Chính – khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cũng khuyến cáo, đột tử là tình trạng t.ử v.ong đột ngột. Trong đó đột tử do tim là hay gặp nhất, nguyên nhân hàng đầu thường là do bệnh lý mạch vành gây nhồi m.áu cơ tim cấp tức là tình trạng động mạch cấp m.áu cho cơ tim bị vữa xơ, vôi hóa gây hẹp dần sau đó tắc đột ngột, hậu quả là dẫn tới ngừng tim.

Nếu trong gia đình có yếu tố nguy cơ cao như có người thân đột tử trẻ dưới 50 t.uổi, giải phẫu t.ử t.hi không tìm thấy nguyên nhân, t.iền sử hay bị ngất không rõ nguyên nhân, liên quan đến gắng sức hoặc cả lúc ngủ nghỉ, bạn nên đi thăm khám đ.ánh giá về bệnh lý tim mạch. Đồng thời, bạn cần theo dõi định kỳ thậm chí làm các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm gen nếu có yếu tố nguy cơ cao để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh những biến cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Đà Nẵng: Bệnh nhân đột tử tim được cứu sống nhờ máy phá rung tự động

Ngày 4.4, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết bệnh viện vừa thực hiện thành công ca cấy máy phá rung tự động (ICD), cứu sống bệnh nhân đột tử tim do hội chứng Brugada.

Bệnh nhân (BN) đột tử tim được cứu sống nhờ kỹ thuật này là ông N.V.L (50 t.uổi, ngụ TP.Hội An, Quảng Nam).

Ngưng thở giữa đêm

Trước đó, vào khuya 23.3, BN L. đang ngủ thì lên cơn khó thở, sau đó hôn mê, được gia đình đưa vào cấp cứu tại bệnh viện địa phương. BN được hồi sức tích cực, cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực, shock điện, dùng Adrenalin đường tĩnh mạch khoảng 15 phút mới có tim trở lại.

Ngay sau đó, BN được chuyển cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, siêu âm tim, đo điện tim, phát hiện BN bị chứng Brugada type 1.

ThS-BS Hoàng Huy Liêm, Phó trưởng Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết qua khai thác bệnh sử cho thấy BN L. đã có t.iền sử ngất 2 lần, nhưng may mắn qua khỏi.

Ê kíp bác sĩ Khoa Nội tim mạch đã chỉ định cấy máy phá rung tự động (ICD) cho BN, giúp kiểm soát các cơn loạn nhịp tim gây đột tử. Đây là một phương pháp hiệu quả và an toàn trong y học hiện đại giúp dự phòng đột tử do các rối loạn nhịp tim nguy hiểm gây ra.

BN L. được thực hiện phẫu thuật trong vòng 1 giờ 30 phút, sau khi cấy máy ICD hiện sức khỏe đã ổn định. Cấy máy ICD hiện được xem là phương pháp tối ưu giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ đột tử do tim và đã được thực hiện thường quy tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng.

da nang benh nhan dot tu tim duoc cuu song nho may pha rung tu dong 8cd 6388655

Chứng loạn nhịp tim của BN đã cải thiện và ổn định sau khi cấy máy ICD

BV ĐÀ NẴNG CUNG CẤP

Hội chứng loạn nhịp tim Brugada

Cũng theo ThS-BS Hoàng Huy Liêm, hội chứng Brugada là một bệnh lý hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Bệnh có thể dẫn đến những cơn nhịp tim nhanh bất thường (loạn nhịp thất, rung thất) trên điện tâm đồ ECG, gây ngất xỉu và làm gia tăng nguy cơ đột tử do tim.

Khi tim bị loạn nhịp, BN thường có các cơn ngất xỉu khó lường và nguy cơ đột tử có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đối với BN lên cơn loạn nhịp, nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách thì t.ử v.ong là điều chắc chắn. Bên cạnh đó, bệnh còn có tính di truyền và làm gia tăng nguy cơ đột tử tim, t.ử v.ong ở những nam giới trẻ t.uổi.

Với các BN này, máy phá rung tự động ICD sẽ được cấy ghép dưới xương đòn, một dây điện cực kết nối từ máy vào buồng tim phải qua đường tĩnh mạch dưới đòn để dự phòng các cơn loạn nhịp. Máy ICD ghi nhận và theo dõi tất cả mọi hoạt động điện học của tim. Khi tim xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp nguy hiểm, tín hiệu bất thường này sẽ chuyển tới máy ICD, máy sẽ phát dòng điện để cắt những cơn rối loạn nhịp, đưa trái tim trở về nhịp co bóp bình thường, ngăn ngừa đột tử.

Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, phẫu thuật cấy máy ICD là một trong những kỹ thuật cao, được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa sâu về tạo nhịp tim. Sau hơn 5 năm triển khai, kỹ thuật cấy máy ICD đã được thực hiện thường quy tại Khoa Nội tim mạch cùng với các thiết bị hiện đại và đồng bộ như hệ thống chụp mạch m.áu số hóa xóa nền (DSA), với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao đã thực hiện nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong khám và điều trị bệnh lý tim mạch.
Y khoa kỹ thuật cao này không chỉ cứu sống BN đột tử tim mà còn mở ra cơ hội sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao, tiết kiệm chi phí chuyển lên tuyến trên của người dân Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Trung – Tây nguyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *