Đau nhức cơ thể sau tiêm vaccine, ứng phó thế nào?

Đau nhức cơ thể là một bất lợi khi tiêm vaccine. Vậy ứng phó và dùng thuốc như thế nào?

Bài Viết Liên Quan

dau nhuc co the sau tiem vaccine ung pho the nao 911 6099124

Đau nhức cơ thể – Một triệu chứng thường gặp sau chủng ngừa vaccine COVID-19

Vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh và các triệu chứng nặng của bệnh do virus gây ra. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng thường sẽ biến mất trong vài ngày.

Đau nhức cơ và cơ thể là một tác dụng phụ phổ biến của vaccine COVID-19. Chúng có thể ảnh hưởng đến vị trí tiêm, hoặc đau nhức ở các cơ khác của cơ thể.

Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Đau, da đỏ và sưng tấy tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt…

Điều này là do, sau khi tiêm vaccine, các bạch cầu trung tính hoặc đại thực bào trong cơ thể là những thứ tạo ra tín hiệu dẫn đến đau cơ thể. Bạch cầu trung tính là một loại tế bào bạch cầu, trong khi thì hầu hết các tế bào bạch cầu tạo ra phản ứng của hệ thống miễn dịch.

Đại thực bào là những tế bào chuyên biệt tham gia vào việc phát hiện, thực bào và t.iêu d.iệt vi khuẩn. Chúng cũng có thể mang kháng nguyên đến các tế bào T và bắt đầu quá trình viêm bằng cách giải phóng các phân tử được gọi là cytokine. Các cytokine này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau cơ cấp tính.

dau nhuc co the sau tiem vaccine ung pho the nao 64d 6099124

Đau nhức cơ thể là tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vaccine COVID-19.

Điều quan trọng là phải phân biệt sự khác biệt chính giữa viêm cấp tính và n.hiễm t.rùng. N.hiễm t.rùng có liên quan đến vi khuẩn, nấm, virus và đôi khi chúng có thể dẫn đến viêm. Mặt khác, viêm cấp tính là quá trình ngắn hạn của cơ thể xảy ra để phản ứng với tổn thương mô hoặc phát hiện ra mối đe dọa tiềm ẩn, giống như những gì cơ thể phát hiện khi tiêm vaccine. Nó được đặc trưng bởi năm tín hiệu sau:

Đau: Đau liên quan đến viêm cấp tính là do giải phóng các chất hóa học kích thích các đầu dây thần kinh. Đỏ: Vì nó liên quan đến tình trạng viêm cấp tính, mẩn đỏ là do lưu lượng m.áu đến khu vực này tăng lên. Bất động: Nếu cơn đau trên cơ thể đạt đến một mức độ nghiêm trọng nhất định, nó có thể cản trở khả năng vận động của bộ phận cơ thể đó. Sưng tấy: Sưng tấy xảy ra khi chất lỏng trong cơ thể tích tụ. Nhiệt (sốt): Sốt xảy ra cùng với tình trạng viêm cấp tính, mẩn đỏ do lưu lượng m.áu tăng lên.

Ứng phó thế nào với đau nhức cơ thể?

Một số cách sau có thể giúp bạn ứng phó với tình trạng đau nhức cơ thể:

– Tình trạng đau nhức ở cánh tay có thể kéo dài vài ngày do cơ thể vẫn đang phản ứng với vaccine.Để điều trị đau nhức cánh tay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên bạn nên đắp một chiếc khăn sạch, mát và ướt lên vết tiêm.Chườm ấm cũng có thể hữu ích.

– Tuy nhiên, đau nhức cơ ở các vùng khác trên cơ thể cũng thường xảy ra sau khi tiêm chủng. Nếu cơ thể đau nhức kèm theo sốt, CDC khuyến cáo nên uống nhiều nước và mặc quần áo nhẹ.

– Cũng giống như với bất kỳ hình thức phục hồi nào, việc nghỉ ngơi và thư giãn cũng sẽ giúp cho việc chữa lành diễn ra thuận lợi. Tốt nhất là tránh tập thể dục trong 24 đến 48 giờ cho đến khi cơn đau giảm bớt. Mục tiêu của bước này là làm bất động khu vực và tạo cơ hội cho cơ thể phục hồi.

– Nếu bạn đang bị đau cơ thể ở một khu vực cụ thể, nên nâng khu vực đó cao hơn mức tim. Điều này sẽ cho phép trọng lực di chuyển chất lỏng ra khỏi khu vực, sẽ làm giảm viêm và cảm giác khó chịu có thể đi kèm với nó.

– Trong một số trường hợp có thể dùng một số thuốc giảm đau kháng viêm như thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen) theo hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc này có tác dụng giảm viêm, làm giảm đau nhức cơ hiệu quả.

dau nhuc co the sau tiem vaccine ung pho the nao 41d 6099124

Nếu đau nhức cánh tay có thể đắp một chiếc khăn sạch, mát và ướt lên vết tiêm.

Cách thở giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể

Thực hành hơi thở và thiền định là một cách chắc chắn để giúp kiểm soát cơn đau cơ thể mà bạn có thể gặp phải. Đây là cách hoàn hảo để nghỉ ngơi và cho phép cơ thể bạn phục hồi trong khi “gặt hái” những lợi ích của vaccine.

Hít thở sâu là một phương pháp luyện tập cổ xưa giúp thư giãn cơ thể bằng cách giảm căng cơ và cơn đau. Kỹ thuật thở sâu phát huy tác dụng kỳ diệu bằng cách cho phép cơ thể tự nguyện điều chỉnh ANS (hệ thần kinh tự chủ), giúp giảm nhịp tim, điều hòa huyết áp và giảm hormone căng thẳng cortisol.

Hít thở sâu cũng giúp không khí lưu thông vào cơ thể nhiều hơn và có thể giúp làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng và giảm bớt lo lắng. Điều này có thể cực kỳ hữu ích khi gặp phải các tác dụng phụ của vaccine, vốn là điều mới mẻ đối với hầu hết bệnh nhân.

Tương tự như thiền, việc luyện tập có thể giúp não giải phóng endorphin, là chất giảm đau tự nhiên. Điều này cho phép các cơ và mô xung quanh khớp thư giãn và giúp não của bạn đi vào trạng thái bình tĩnh. Trên thực tế, một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y Harvard cho thấy những người thực hành chánh niệm có thể giảm 22% cơn đau và giảm 29% lo lắng.

Một số kỹ thuật thiền định, thở sâu có thể giúp kiểm soát cơn đau của cơ thể bao gồm:

Thở bằng lỗ mũi luân phiên

Thực hành thở này là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, giúp cải thiện chức năng phổi và độ bền hô hấp, giảm nhịp tim và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.

Để thực hiện bài tập này, hãy ngồi ở tư thế thoải mái, thẳng cột sống. Bạn sẽ đóng lỗ mũi bên phải bằng ngón tay cái bên phải và hít vào bằng bên trái. Tiếp theo, đóng lỗ mũi bên trái bằng ngón áp út của bạn để cả hai lỗ mũi đều đóng lại và tạm dừng. Cuối cùng, mở lỗ mũi bên phải của bạn và thả hơi từ từ qua bên phải, và lặp lại mỗi bên trong 5 đến 10 chu kỳ.

Thở bụng

dau nhuc co the sau tiem vaccine ung pho the nao ee3 6099124

Thở bụng giúp giảm đau, lo lắng.

Thở bụng từ 20 đến 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm lo lắng và giảm căng thẳng. Hít thở sâu có tác dụng tăng cường cung cấp oxy cho não và kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, tạo ra trạng thái tĩnh tâm. Thở bằng bụng nghe có vẻ đơn giản nhưng nó có thể mang lại những lợi ích lớn.

Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho t.rẻ e.m trước 15/10

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trước 15/10, Bộ sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi.

bo y te se ban hanh huong dan tiem vaccine covid 19 cho tre em truoc 1510 ae1 6088249

Thông tin được Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành chiều 11/10 nhằm đ.ánh giá công tác tiêm vaccine COVID-19.

Tài liệu tập huấn cho t.rẻ e.m đang được Chương trình tiêm chủng quốc gia xây dựng. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế cũng đang thảo luận về hình thức triển khai tiêm chủng (ở trường học hay địa phương lưu trú).

Theo ông Tuyên, từ nay tới cuối năm 2021, dự kiến khoảng hơn 105 triệu liều vaccine COVID-19 về Việt Nam. Trong đó, 40 triệu liều sẽ về cuối tháng 10, còn 65 triệu liều sẽ về trong hai tháng 11 và 12.

Đến nay cả nước tiêm được 55 triệu liều, gần 39 triệu người từ 18 t.uổi trở lên tiêm mũi 1 (chiếm 54,3% dân số từ 18 t.uổi trở lên), 16 triệu người tiêm mũi 2 (chiếm 22,1%).

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải tăng tốc độ tiêm. Ngoài các tỉnh, thành phố có tốc độ tiêm vaccine tốt vẫn còn một số tỉnh tỷ lệ tiêm vaccine cho người dân thấp so với lượng vaccine được phân bổ như: Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Trị…

Bên cạnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm, tăng diện bao phủ tiêm mũi 1, an toàn trong tiêm chủng, ông Tuyên cũng đặc biệt lưu ý với vấn đề thúc đẩy tiến trình giao – nhận, vận chuyển vaccine kịp thời về địa phương, đơn vị.

Theo đó, khi vaccine về, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương phân bổ về các kho của các quân khu, các địa phương phải lên các kho quân khu này tiếp nhận vaccine ngay khi có thông báo. Nếu năng lực bảo quản, công suất dây chuyền lạnh chưa đáp ứng được, các địa phương phải xây dựng lộ trình cụ thể tiếp nhận vaccine và có bản cam kết thực hiện lộ trình đó với Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur các khu vực.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *