Các nhà nghiên cứu của Đại học California, San Francisco cho biết đã thành công trong việc chuyển đổi sóng não của một bệnh nhân không thể nói do bị liệt thành câu, giúp người này có thể “chuyện trò”.
Bài Viết Liên Quan
- Đây mới là cách pha nước chanh đúng, nếu làm sai dù uống bao nhiêu cũng không giải khát
- Đại kỵ khi uống nước mía, nhiều người không biết rồi ‘mang họa’
- Hướng dẫn việc xét nghiệm COVID-19 tại các cơ sở có phòng xét nghiệm
Bác sĩ Edward Chang phẫu thuật cấy điện cực vào phần não điều khiển giọng nói của bệnh nhân – Ảnh: Đại học California, San Francisco
Nghiên cứu công bố ngày 14-7 trên tạp chí khoa học về y khoa New England Journal of Medicine là thành công đầu tiên cho tới nay về việc giải mã trực tiếp, đầy đủ từ ngữ từ sóng não của bệnh nhân bị liệt và không nói được.
Nếu được đầu tư phát triển, nghiên cứu có thể ứng dụng, giúp hàng ngàn người không nói được do bị liệt nặng cải thiện vấn đề giao tiếp.
Theo báo The Guardian, một bệnh nhân nam ở độ t.uổi cuối 30, bị liệt do đột quỵ não hơn 15 năm trước đã tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Anh bị hạn chế cử động đầu, cổ và chân tay, và phải giao tiếp bằng cách sử dụng một que trỏ gắn trên mũ bóng chày để chỉ các chữ cái trên màn hình.
Bác sĩ Edward Chang, nhà nghiên cứu chính, đã phẫu thuật để cấy các điện cực vào phần não điều khiển giọng nói của bệnh nhân.
Bệnh nhân làm việc với các nhà nghiên cứu để tạo ra một kho từ vựng gồm 50 từ – như “nước”, “gia đình”, “tốt”… Sau đó, các thuật toán máy tính được huấn luyện để nhận ra các từ này từ hoạt động của não bệnh nhân phản ứng với hơn 1.000 câu quen thuộc với tỉ lệ chính xác lên đến 93% và tốc độ 18 từ/phút.
Quá trình nghiên cứu được nhóm nghiên cứu công bố – Ngưồn: Đại học California, San Francisco
Điều đặc biệt trong nghiên cứu là họ “dịch” tín hiệu não điều khiển cơ của hệ thống âm thanh có chức năng nói các từ chứ không phải là các tín hiệu não điều khiển cử động của cánh tay hoặc bàn tay để đ.ánh máy.
Theo bác sĩ Chang, đây là quá trình tạo thần kinh giọng nói nhằm khai thác các khía cạnh tự nhiên và linh hoạt của lời nói. Cách tiếp cận rất tiềm năng vì giúp bệnh nhân giao tiếp nhanh và suôn sẻ hơn.
Không tham gia nghiên cứu nhưng lạc quan với kết quả mới được công bố, ông Leigh Hochberg, nhà thần kinh học của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nhận xét: “Có thể chỉ vài năm nữa sẽ có một hệ thống hữu ích về điều trị cho phép khôi phục khả năng giao tiếp cho các bệnh nhân bị liệt nặng”.
Trước đó, vào tháng 5-2021, một nhóm nghiên cứu khác đã giúp một người bị liệt dịch chữ viết tay tưởng tượng của mình thành văn bản bằng một giao diện kết hợp não và máy tính.
11 giờ đồng hồ cho cuộc đại phẫu bóc tác khối u nền sọ
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái vừa thực hiện thành công ca mổ kéo dài 11 giờ đồng hồ, để đưa khối u rất to vùng nền sọ ra khỏi cơ thể bệnh nhân Hoàng Văn Q. (41 t.uổi, Văn Yên).
Bệnh nhân nhập viện ngày 10/6 do đau đầu, ngủ gà, thị lực giảm, mắt phải còn 5/10, mắt trái 1/10, thính lực trái mất hoàn toàn, dấu hiệu rối loạn thăng bằng.
Qua chụp CT sọ não, các bác sĩ phát hiện khối u vùng nền sọ rất to gây giãn não thất.
Bệnh nhân cũng được chụp cộng hưởng từ sọ não, phát hiện khối u kích thước to từ tầng trước của nền sọ đến hố sọ sau.
Đồng thời, mặt trong của u dính một phần vào thân não và mặt trước u sát động mạch cảnh trong bên trái.
Vị trí u rất khó lấy bỏ vì ở trong sâu khó tiếp cận; xung quanh có nhiều thành phần quan trọng của não như thân não, dây thần kinh sọ, động mạch cảnh trong, dẫn tới nguy cơ rủi ro trong mổ rất cao.
Tiến hành lấy khối u ra khỏi cơ thể bệnh nhân.
Với ca bệnh này, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội chẩn quốc tế với Bệnh viện Yokosuka và Bệnh viện Bạch Mai.
Các chuyên gia xác định, đây là một trường hợp mổ rất khó, thời gian mổ dự kiến kéo dài 11 giờ. Để bệnh nhân có được cuộc sống bình thường chỉ sau một lần mổ, sau hội chẩn, lãnh đạo bệnh viện và các chuyên gia đã quyết định phẫu thuật.
Ê kíp mổ đang thực hiện ca phẫu thuật.
Trước khi mổ 3 tuần, các bác sĩ đã phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng làm giảm áp lực nội sọ cho bệnh nhân. Sau đó, ca mổ thực tế đã diễn ra trong thời gian 11 giờ đồng hồ, bắt đầu vào lúc 10 giờ ngày 4/7.
Sau mổ, bệnh nhân được hồi sức tích cực, 1 ngày sau mổ bệnh nhân đã tỉnh, thị lực 2 mắt đã cải thiện rõ rệt, không có biểu hiện liệt tổn thương thần kinh.
Theo các chuyên gia, với ca bệnh này, nếu không mổ sẽ dẫn tới t.ử v.ong do u chèn ép vào những thành phần quan trọng của não. Trọng lượng khối khối u là 50g.
Đây là ca mổ rất khó, lần đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, không chỉ đem lại niềm vui gia đình bệnh nhân mà còn khẳng định chuyên môn cao của các bác sĩ trong chữa trị những ca bệnh khó.