Mặc dù u bướu là một trong những triệu chứng ung thư vú phổ biến nhất, nhưng có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn khác cũng cho thấy nguy cơ mắc căn bệnh này.
1. Vết lõm
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một bài đăng kể về triệu chứng ung thư vú duy nhất của một người phụ nữ – vết lõm nhỏ ở rìa vú. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của khối u mà bạn có thể bỏ qua khi tự kiểm tra vú hàng tháng.
Bài Viết Liên Quan
- Ăn sữa chua giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường như thế nào?
- Bị mất kinh sau khi uống bia lạnh lúc “đèn đỏ”: Những thực phẩm nên tránh khi đến kỳ
- Số người mắc bệnh thần kinh sẽ tăng vọt do biến đổi khí hậu
Lisa Royle (Manchester, Anh) – người phụ nữ đã chia sẻ hình ảnh của mình trên mạng xã hội, cho biết: ” Vết lõm nhìn rất tinh vi, nằm ở bên dưới nên dễ bị bỏ qua“.
” Bất kỳ vết lõm hoặc vùng da bị rút co lại nào trên vú đều nên được kiểm tra“, bác sĩ Anita Johnson, Giám đốc y tế của Khoa Ung thư phẫu thuật vú tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hoa Kỳ, Atlanta cho biết.
2. Kích ứng da
Da có thể bị kích ứng vì nhiều lý do, bao gồm áo ngực không vừa vặn, phát ban, viêm da tiếp xúc hoặc các vấn đề về da khác, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, đó có thể là triệu chứng của ung thư vú. Jessica Shepherd, bác sĩ phụ khoa tại Baylor Scott & White Women’s Health Group cho biết: ” Khi vú bị mẩn đỏ, sưng tấy, kích ứng da, ngứa ngáy không rõ nguyên nhân, phát ban mới hoặc xuất hiện lâu hơn dự kiến, bạn nên đi kiểm tra vú“.
3. Tiết dịch núm vú
Nếu bạn đang cho con bú hoặc mang thai, việc tiết dịch ở vú có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ khác, một số loại tiết dịch nên được kiểm tra.
” Dịch tiết núm vú không trong, màu xanh lục hoặc hơi vàng, có m.áu… có thể là một triệu chứng của ung thư vú. Đặc biệt, nếu việc tiết dịch diễn ra tự phát, đây có thể là một nguyên nhân đáng lo ngại“, TS Shepherd nói.
4. Tàn nhang
Các vết sẫm màu hoặc tàn nhang bất thường trên da không chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu. Chúng có thể là dấu hiệu của một dạng ung thư vú hiếm gặp và nguy hiểm hơn, được gọi là ung thư vú dạng viêm, TS Johnson nói.
” Nếu bạn thấy trên cơ thể xuất hiện thêm tàn nhang, hãy nói chuyện với bác sĩ. Đừng lo lắng quá vì ung thư vú dạng viêm rất hiếm gặp“, cô nói thêm.
5. Các đốm đỏ hoặc vết bầm tím
Các dấu hiệu khác của ung thư vú dạng viêm có thể bao gồm các đốm đỏ hoặc vết bầm tím trên da, TS Johnson nói. ” Nếu bạn phát triển những dấu hiệu này và thấy chúng kéo dài hơn 2-3 tuần, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra”, cô gợi ý.
Hãy nhớ rằng, loại ung thư này rất hiếm gặp. Nhiều loại đốm đỏ trên da của bạn, như u mạch anh đào, hoàn toàn lành tính.
Hai năm trước, một người phụ nữ tên Jennifer Cordts nhận thấy trên vú xuất hiện một vết mẩn đỏ bí ẩn. Kết quả chụp X-quang tuyến vú và X-quang vú không cho thấy bằng chứng nào về ung thư. Tuy nhiên, khi vết nám không biến mất ngay cả sau một đợt dùng kháng sinh, cô đã đi sinh thiết và biết rằng mình bị ung thư vú dạng viêm. Cô chia sẻ triệu chứng ung thư vú hiếm gặp của mình như một lời cảnh báo cho những người khác.
6. Thay đổi trên núm vú
Núm vú của bạn thường không thay đổi hình dạng, kích thước hoặc màu sắc, trừ khi bạn đang mang thai. Nhưng ” nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về hình dạng của núm vú, bạn nên đi khám để tầm soát ung thư vú“, TS Shepherd nói. ” Những sự thay đổi có thể là núm vú bị thụt vào trong hoặc xoay vào trong” .
Ngứa và đóng vảy trên núm vú có thể là dấu hiệu của bệnh Paget ở vú, một dạng ung thư vú hiếm gặp, TS Johnson nói.
” Dạng ung thư vú này thường ảnh hưởng đến núm vú và vùng da xung quanh (quầng vú). Nó có thể xuất hiện dưới dạng bong tróc da hoặc mọc vảy trên núm vú; chảy nước hoặc cứng ở núm vú, quầng vú hoặc cả hai; thậm chí cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát ở núm vú“, cô nói.
Mặc dù có nhiều lý do khiến ngực bị ngứa, mọc vảy và không phải do ung thư, nhưng tốt hơn hết, hãy trao đổi với bác sĩ về những sự thay đổi khiến bạn lo lắng.
7. Thay đổi kết cấu da
Những thay đổi ở vùng da xung quanh vú có thể là một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. ” Ung thư vú đôi khi có thể gây ra sự thay đổi kết cấu của vú. Hãy để ý bề mặt vú nếu thấy có vết rỗ, hơi đỏ, tương tự như da của quả cam. Điều đó xảy ra do các mô vú đang bị viêm bởi các tế bào ung thư đang chặn các ống bạch huyết nhỏ bên trong vú và tích tụ chất lỏng“, TS Shepherd nói.
8. Sưng tấy hoặc đau
Sưng hoặc căng vú là một vấn đề phổ biến đối với phụ nữ trong một số giai đoạn của chu kỳ k.inh n.guyệt, thậm chí đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai sớm. Đó chính xác là lý do tại sao phụ nữ thường coi đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.
TS Shepherd khuyên: ” Nếu một bên vú có vẻ đặc biệt to ra hoặc sưng lên, bạn nên đi kiểm tra. Nếu cục u nằm sâu dưới bề mặt, bạn có thể không cảm nhận được nhưng chúng đang bị sưng tấy“.
Bạn có thể không nhận thấy một khối u ở vú, nhưng nếu sờ thấy một khối u dưới nách, đó có thể là hạch bạch huyết mở rộng. TS Johnson nói: ” Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú đang bắt đầu di căn. Khi bạn tự kiểm tra vú hàng tháng, hãy luôn kiểm tra các hạch bạch huyết dưới cánh tay“.
9. Thay đổi kích thước hoặc hình dạng vú
Tăng cân, thay đổi chu kỳ k.inh n.guyệt, mang thai hoặc cho con bú đều có thể ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của bộ ngực. Nhưng nếu ngực của bạn thay đổi hình dạng không phụ thuộc vào các yếu tố này, và đặc biệt nếu nó xảy ra đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của ung thư và bạn nên lên lịch đi khám.
” Tình trạng này có thể xảy ra vào một tuần trước khi bạn có kinh, vì vậy, hãy đợi một tuần sau để xem liệu nó có tự biến mất hay không. Nếu xảy ra ở cả hai vú, đây có khả năng không phải do ung thư vú“, TS Johnson nói.
Những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú chị em có thể chủ động phòng tránh
Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú là gì?
Theo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguy cơ chính là t.uổi người phụ nữ. Hầu hết các bệnh ung thư vú được phát hiện ở phụ nữ từ 50 t.uổi trở lên.
Một số phụ nữ sẽ bị ung thư vú ngay cả khi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác mà họ biết. Có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là sẽ mắc bệnh, và không phải tất cả các yếu tố nguy cơ đều có tác động như nhau. Hầu hết phụ nữ có một số yếu tố nguy cơ, nhưng hầu hết phụ nữ không bị ung thư vú.
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, phòng tránh
– Không hoạt động thể chất: Phụ nữ không hoạt động thể chất có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
– Thừa cân hoặc béo phì sau khi mãn kinh: Phụ nữ lớn t.uổi thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.
– Uống nội tiết tố: Một số hình thức liệu pháp thay thế hormone (bao gồm cả estrogen và progesterone) được thực hiện trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú khi thực hiện hơn 5 năm.
– T.iền sử sinh sản: Mang thai lần đầu sau 30 t.uổi, không cho con bú và chưa từng mang thai đủ tháng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
– Uống rượu: Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ ung thư vú của phụ nữ tăng lên khi có thói quen uống nhiều rượu.
– Nghiên cứu cho thấy rằng, các yếu tố khác như hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, thay đổi các hormone do làm việc ca đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
– T.uổi: Nguy cơ ung thư vú tăng lên theo t.uổi; hầu hết ung thư vú được chẩn đoán sau 50 t.uổi.
– Đột biến gen: Thay đổi di truyền (đột biến) đối với một số gen nhất định, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ được thừa hưởng những thay đổi di truyền này có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn.
– T.iền sử k.inh n.guyệt: K.inh n.guyệt sớm trước 12 t.uổi và bắt đầu mãn kinh sau 55 t.uổi .
– Bộ ngực dày: Vú dày đặc có nhiều mô liên kết hơn mô mỡ, đôi khi có thể khiến bạn khó nhìn thấy khối u trên chụp quang tuyến vú. Phụ nữ có bộ ngực dày dễ bị ung thư vú.
– T.iền sử cá nhân bị ung thư vú hoặc một số bệnh vú không phải ung thư: Phụ nữ đã từng bị ung thư vú có nhiều khả năng bị ung thư vú lần thứ hai. Một số bệnh vú không phải ung thư như tăng sản không điển hình hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
– T.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú: Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ cao hơn nếu có mẹ, chị gái hoặc con gái (người thân cấp một) hoặc nhiều thành viên trong gia đình bên mẹ hoặc bên cha bị ung thư vú. Có người thân nam giới cấp độ một bị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ.
– Điều trị trước đây bằng cách sử dụng xạ trị: Những phụ nữ được xạ trị vào ngực (như điều trị ung thư hạch Hodgkin) trước 30 t.uổi có nguy cơ cao bị ung thư vú sau này trong cuộc đời.