Hạt chia đang nổi lên như là một trong những nguồn thực vật cung cấp axit béo omega-3 lớn nhất, rất quan trọng để duy trì sức khỏe của tim và não, theo tờ Indian Express.
Nghiên cứu đã chứng minh hạt chia giúp giảm lượng đường trong m.áu và các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp cao, chất béo trung tính và cholesterol xấu. Nó đã được Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ủng hộ để trở thành một món ăn mới lạ.
Hạt chia đang nổi lên như là một trong những nguồn thực vật cung cấp axit béo omega-3 lớn nhất, rất quan trọng để duy trì sức khỏe của tim và não. ẢnhSHUTTERSTOCK
Hạt chia giúp giảm cholesterol, điều hòa nhịp tim và huyết áp?
Một đ.ánh giá năm 2021 về 10 thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng hạt chia làm tăng mức cholesterol “tốt” HDL và giảm cholesterol “xấu” LDL, theo tạp chí y khoa Medical News Today.
Sở dĩ hạt chia có tác dụng này là nhờ 2 lý do sau:
Là nguồn axit béo omega-3 lớn nhất
Khác với quan niệm trước đây cho rằng chỉ có dầu cá mới chứa axit béo omega-3, hạt chia là nguồn thực vật rất giàu axit béo omega-3.
Hạt chia là nguồn thực vật giàu axit béo omega-3 nhất, chiếm tới 60%.
Là nguồn chất xơ hòa tan dồi dào
Chỉ một muỗng canh (15g) hạt chia, chứa khoảng 5g chất xơ hòa tan, chiếm 12% nhu cầu hằng ngày về chất xơ.
Nhờ khả năng giữ nước, chất xơ hòa tan trong hạt chia liên kết với mật để giảm mức cholesterol “xấu” LDL.
Axit béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành các cục m.áu đông và mảng bám trong động mạch.
Điều đó có nghĩa là những hạt này giúp giảm cholesterol, điều hòa nhịp tim và huyết áp, ngăn ngừa đông m.áu và giảm viêm, theo Indian Express.
Nghiên cứu đã chứng minh hạt chia giúp giảm lượng đường trong m.áu và các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp cao, chất béo trung tính và cholesterol xấu
SHUTTERSTOCK
Giảm lượng đường trong m.áu tăng đột biến
Hạt chia rất giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, chất xơ và magiê.
Tất cả những điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Vì chứa nhiều chất xơ, hạt chia giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và thúc đẩy cảm giác no. Điều này có thể giúp giảm lượng đường trong m.áu tăng đột biến sau bữa ăn, cải thiện tình trạng kháng insulin, theo Indian Express.
Có lợi cho sức khỏe đường ruột
Chất xơ hòa tan trong hạt chia cũng giúp hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng.
Tăng cường trao đổi chất
Chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, hạt chia giúp duy trì chức năng thần kinh và cơ bình thường, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giữ nhịp tim ổn định và giúp xương chắc khỏe.
Chúng hỗ trợ sản xuất năng lượng, protein và axit nucleic. Có những lợi ích về dinh dưỡng liên quan đến chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic có trong chúng, có thể làm giảm sự xâm lấn của tế bào ung thư, giảm viêm, phù nề, mất cân bằng nội tiết tố và axit uric cao.
Cách tiêu thụ hạt chia
Hạt chia có thể được tiêu thụ cả ở dạng ngâm và khô. Một nguyên tắc nhỏ là trong khi ăn hạt khô, chọn hạt chia xay có thể giúp cải thiện sự hấp thụ. Không uống nước ngay sau khi ăn.
Đã có báo cáo về trường hợp một bệnh nhân uống một ly nước ngay sau khi ăn hạt chia khô. Các hạt này nở ra trong thực quản và gây ra tắc nghẽn, theo Indian Express.
Nếu ăn dạng ngâm nước nên ngâm trong 20 phút.
Trái cây này giúp sống thọ, giảm nguy cơ tiểu đường, cholesterol cao
T.uổi thọ thường bị ngăn trở bởi các tình trạng nguy cơ cao như đau tim, ung thư hoặc mức cholesterol cao nguy hiểm.
Rất may là, có một loại trái cây được cho là “thần dược” để sống thọ, nhờ tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và cả ung thư.
Nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, đã tuyên bố dâu tây là chìa khóa để tăng t.uổi thọ, theo nhật báo Anh Express.
Và trong một nghiên cứu mới, được xuất bản trên tạp chí quốc tế về khoa học thực phẩm Foods, các nhà khoa học đã vô cùng ấn tượng với lợi ích sức khỏe của quả mọng, đặc biệt là dâu tây.
Dâu tây có thể chống lại rất nhiều bệnh, bao gồm: béo phì, tiểu đường, đục thủy tinh thể, ung thư, bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, họ cho biết.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ăn 2 chén dâu tây trở lên mỗi tuần có thể làm giảm 10% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiêu thụ dâu tây làm chậm quá trình p.hân h.ủy đường và điều chỉnh việc sử dụng insulin, đặc biệt là khi tiêu thụ trước bữa ăn.
Trong một nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí về thực phẩm Food and Function, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người thừa cân, uống 1 ly dâu tây 2 giờ trước bữa ăn, có lượng đường trong m.áu thấp hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên Women’s Health Study đã chứng minh rằng những phụ nữ hiếm khi hoặc không bao giờ ăn dâu tây có chỉ số đường huyết HbA1c cao hơn và nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 10% so với những người ăn ít nhất 2 phần dâu tây mỗi tuần.
Nghĩa là, ăn 2 chén dâu tây trở lên mỗi tuần có thể làm giảm 10% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ, theo nhật báo Hindustan Times (Ấn Độ).
Các chuyên gia cho biết, lý tưởng nhất là 4 – 5 quả dâu tây mỗi lần cho bữa ăn nhẹ buổi tối hoặc giữa buổi sáng, tổng cộng khoảng 1,5 chén mỗi ngày.
Giảm lượng cholesterol xấu
Không chỉ dâu tây, mà hầu hết các loại quả mọng đều có khả năng giảm lượng cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports, ăn dâu tây hằng ngày giúp giảm 4 điểm mức cholesterol xấu LDL.
Một nghiên cứu trước đây, trên tạp chí nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng Nutrition Research, đã phát hiện những người có mức cholesterol cao, tiêu thụ dâu tây trong 2 tháng đã giảm đáng kể mức cholesterol xấu LDL, theo Express.
Chống ung thư
Các nghiên cứu còn cho thấy dâu tây có thể ngăn ngừa một số loại ung thư. Nhờ sự kết hợp của các polyphenol bao gồm axit ellagic và ellagitannin, có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Điều gì làm nên sức mạnh thần kỳ cho dâu tây?
Đầy chất chống ôxy hóa: Dâu tây chứa chất chống ôxy hóa polyphenol đặc biệt cao. Nó nằm trong top 20 loại trái cây có khả năng chống oxy hóa, theo Express.
Nguồn chất xơ hòa tan: Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết dâu tây chứa đầy chất xơ hòa tan.
Theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline, 1 chén dâu tây chứa khoảng 3 g chất xơ, bằng 12% lượng khuyến nghị hằng ngày.
Dâu tây giúp giảm đáng kể mức cholesterol “xấu” LDL. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiêu thụ chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, nên rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường.
Lượng vitamin C dồi dào: Chỉ một khẩu phần dâu tây cung cấp nhiều vitamin C hơn một quả cam. 1 chén dâu chứa 98 mg vitamin C.
Vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giúp giảm lượng đường trong m.áu tăng đột biến sau bữa ăn.
Chứa magiê: Dâu tây cũng cung cấp magiê, kali, canxi, phốt pho, và một số kẽm, sắt và chất xơ.
Theo nghiên cứu, magiê có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện việc kiểm soát bệnh tiểu đường.