Người đàn ông ở Hậu Giang trong lúc đi cưa cây thuê, bị té từ trên cao xuống và bị cọc cây bần dài khoảng 80cm đ.âm x.uyên vào vùng hạ vị.
Bài Viết Liên Quan
- Chuyên gia tai mũi họng chỉ những lưu ý phải nhớ khi cắt amidan
- Sai lầm khi cấp đông khiến thịt bị ‘c.hết’, gây hại cho sức khỏe
- Những thực phẩm tốt cho hệ xương của bạn
Hình ảnh cọc bần xuyên vùng hạ vị lúc bệnh nhân vào viện.
Ngày 16/7, BS.CK2 Phạm Thanh Phong- Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa phối hợp phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn hy hữu ngã từ trên cao bị chiếc cọc bần dài khoảng 80cm xuyên vào vùng hạ vị.
Lúc 11h10, ngày 14/7, nam nhân nam TV.T., sinh năm 1980, ở Phụng Hiệp, Hậu Giang được tuyến trước chuyển đến trong tình trạng một dị vật bằng gỗ đường kính mặt ngoài khoảng 10cm xuyên vùng hạ vị, đau nhiều.
Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó người đàn ông này đi cưa cây thuê ở bờ sông ông và bị ngã từ trên cao xuống.
Cây cọc bần được lấy ra sau phẫu thuật.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân được xử trí cấp cứu, đ.ánh giá vị trí dị vật, hội chẩn các chuyên khoa. Sau 50 nhập viện, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu.
Bác sĩ tiến hành mở đường bụng thám sát, chưa ghi nhận tổn thương cơ quan ổ bụng cũng như tổn thương mạch m.áu lớn. Kế đến, bác sĩ rút dị vật là một cây cọc bần kích thước dài khoảng 80cm, cây xuyên vào bụng một đoạn dài, bệnh nhân bị tổn thương nhiều bộ phận.
Bác sĩ tiến hành khâu những vị trí xuyên thấu như bàng quang, tuyến t.iền liệt , đáy chậu, lấy ra nhiều dị vật rễ cây… Sau 2 giờ phẫu thuật các bác sĩ đã lấy dị vật thành công. Bệnh nhân rất may mắn hướng đi cây gỗ xuyên nhưng không tổn thương các tạng và mạch m.áu vùng chậu.
Bệnh nhân tỉnh, vết mổ khô, không sốt, sinh tồn ổn định.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, vết mổ khô, không sốt, sinh tồn ổn định được theo dõi và điều trị tiếp tại Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu.
Do bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên phòng Công tác xã hội Bệnh viện đã liên hệ các mạnh thường quân để hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho bệnh nhân.
Bác sĩ Lộc cũng khuyến cáo, vết thương và dị vật b.ị đ.âm xuyên thường do dao đ.âm hoặc vật cứng nhọn như đinh, tre, kim loại sắc nhọn… bệnh nhân không được tự ý rút dị vật ra. Vì nếu rút ra, những vết thương này có thể trở nên phức tạp và phát triển thành vết thương hở, bệnh nhân sẽ mất m.áu nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Do đó cần giữ nguyên dị vật, băng kín vết thương và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Cứu người đàn ông bị tai nạn hy hữu – thanh gỗ nửa mét đ.âm x.uyên cổ
Đang cưa gỗ thì máy cưa gặp sự cỗ làm thanh gỗ đ.âm sâu vào cổ khiến người đàn ông ở Gia Lai nguy kịch.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đang chữa trị cho ông Trần Anh Dũng (SN 1971, trú tại xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê), người bị tai nạn hy hữu khi 1 thanh gỗ đ.âm sâu vào cổ.
Trước đó, ông Dũng khi dùng máy xẻ gỗ thì chiếc máy gặp sự cố khiến thanh gỗ đang xẻ b.ắn ra, găm sâu vào vùng cổ của nạn nhân. Ngay sau đó, ông Dũng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai trong tình trạng không mạch, không huyết áp và nguy kịch.
Nạn nhân bị thanh gỗ đ.âm sâu vào cổ
Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị dị vật là thanh gỗ dài khoảng 0,5 m, rộng 5 cm, dày 1,5 cm cắm sâu 30 cm từ hõm ức xuyên xuống trung thất trước bên phải. Vết thương gây đứt động mạch dưới đòn phải và động mạch cảnh chung phải.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật khẩn cấp trong nhiều giờ và rút dị vật ra khỏi nạn nhân, tiến hành các thủ thuật y khoa kỹ thuật cao như tháo đoạn xương đòn phải, thắt 2 đầu động mạch dưới đòn phải, nối động mạch cảnh chung phải, cầm m.áu vết thương…
Sau ca phẫu thuật, ông Dũng đã qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.