Áp xe vú thường gặp ở phụ nữ thời kỳ sinh đẻ, nuôi con bú tuy nhiên nhiều phụ nữ khác cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Bệnh không chỉ gây đau, sốt mà áp xe vú còn có thể có biến chứng nguy hiểm khác vì vậy người bệnh không nên chủ quan.
1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nên áp xe vú
Áp xe vú là tình trạng tụ mủ khu trú ở mô vú thường gặp trong thời kỳ hậu sản, đang cho con bú chiếm tỷ lệ 2-3%. Ngoài ra, áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc người ít vệ sinh cá nhân. Trong trường hợp hiếm gặp, viêm vú và áp xe vú có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, áp xe vú phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn.
Có hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú.
Các nhà nghiên cứu cho thấy những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe vú bao gồm: Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú, cho bú không đúng cách, cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú. Với những người mặc áo ngực chật hoặc núm vú bị trầy xước, tắc ống dẫn sữa… cũng có thể dẫn đến nguy cơ áp xe.
Ngoài ra, viêm vú hậu sản điều trị không hiệu quả và các tình trạng làm suy giảm miễn dịch ở những người bệnh mạn tính cũng là yếu tố nguy cơ gây áp xe vú.
Áp xe vú thường gặp ở phụ nữ thời kỳ sinh đẻ, nuôi con bú.
2. Dấu hiệu và biểu hiện khi bị áp xe vú
Tùy từng vị trí và giai đoạn bệnh mà áp xe vú có biểu hiện khác nhau:
– Nếu ở giai đoạn đầu: Giai đoạn này viêm nhiễm nên người bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, hạch ở nách cùng bên sưng to và đau. Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến.
– Giai đoạn sau các tổ chức viêm nhiễm tạo thành áp xe: Tùy từng người bệnh có thể xuất hiện một hay nhiều ổ áp-xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Người bệnh có các triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, vùng da trên ổ áp-xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím.
Nếu không được can thiệp và điều trị bệnh có thể có những biến chứng. Nếu trường hợp ổ áp xe nằm ở sâu các biểu hiện ngoài da vẫn có thể bình thường. Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, hạch bạch huyết sưng viêm, núm vú tụt vào trong. Trường hợp ổ áp-xe thông với các ống dẫn sữa, có thể thấy sữa lẫn mủ chảy ra ở đầu núm vú. Chọc ổ áp-xe có thể hút được mủ.
Và tình trạng áp xe vú mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mạn tính. Biến chứng này chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng tuyến vú mà còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú.
Biến chứng nặng nề nữa là hoại tử vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Khi đó biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Người bệnh có biểu hiện vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay b.ị h.oại t.ử. Hạch bạch huyết sưng đau.
3. Chẩn đoán áp xe vú
Ngoài các biểu hiện lâm sàng như người bệnh sốt cao, rét run, vú sưng – nóng – đỏ – đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm và có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng. Để chẩn đoán chính xác các bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như: Khi siêu âm, xét nghiệm công thức m.áu, xét nghiệm CRP (C – reactive protein) , chọc dò ổ viêm có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ… vì trong một số trường hợp hiếm gặp đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú
4. Xử trí khi bị áp xe vú
Tùy từng trường hợp mà có các xử trí khác nhau. Đối với bà mẹ cho con bú khi có biểu hiện áp xe vú cần nghỉ ngơi, không cho con bú bên vú bị áp xe. Người bệnh nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ. Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa. Sau đó cần khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng.
Tương tự, với các trường hợp khác khi thấy có biểu hiện áp xe vú cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.
Về điều trị với nguyên tắc điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa nên người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
Tóm lại: Áp xe vú là vấn đề thường gặp trong thời kỳ hậu sản, đang cho con bú do tình trạng tắc tia sữa, viêm hóa mủ tạo nên những ổ mủ tại vú. Vì vậy muốn tránh áp xe vú cần giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú và núm vú trước và sau khi cho con bú. Tránh làm xây sát, r.ạn n.ứt đầu núm vú khi cho con bú.
Nên cho con bú hết từng bên vú, nếu trẻ bú chưa hết thì vắt sữa ra, tránh ứ đọng sữa, tắc sữa dễ bị áp xe. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; tránh thức khuya, lao động vừa sức.
Ngoài ra cũng nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn… để tránh gây tổn thương vú. Khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Phân loại áp xe vú:
– Áp xe vú nguyên phát :
Gồm áp xe vú trong giai đoạn tiết sữa và áp xe vú ngoài giai đoạn tiết sữa.
Thường gặp ở phụ nữ trẻ t.uổi, đặc biệt hút thuốc.
Người lớn t.uổi, có bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, viêm khớp mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch): hiếm gặp hơn.
– Áp xe vú thứ phát: Xảy ra sau n.hiễm t.rùng vùng dưới da núm vú như viêm tuyến bã, xạ trị.
Bổ sung kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể của bạn?
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ miễn dịch và sức khỏe tế bào, đồng thời là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển tối ưu của trẻ nhỏ và chống lại chứng viêm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết: “Trẻ em cần kẽm để tăng trưởng và phát triển. Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương, cũng như khứu giác và vị giác.
Thực phẩm có kẽm đặc biệt quan trọng đối với trẻ chỉ bú sữa mẹ.
Hàm lượng kẽm trong sữa mẹ cao sau khi sinh và giảm dần trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, điều quan trọng là phải giới thiệu thức ăn có kẽm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng”.
Dưới đây là những gì mà việc bổ sung kẽm mang lại cho cơ thể của bạn, theo Eat This, Not That!
1. Hỗ trợ miễn dịch
Kẽm được tìm thấy ở hàm lượng cao trong hàu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ miễn dịch.
“Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng từ 17% đến 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe”, tiến sĩ Heather Moday, bác sĩ chuyên khoa dị ứng, miễn dịch học và y học chức năng ở Mỹ cho biết.
“Kẽm là một khoáng chất vi lượng có tác động quan trọng đến hiệu quả của các tế bào và cytokine của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng của chúng ta.
Kẽm hỗ trợ trong việc chống lại vi rút, bảo vệ chúng ta khỏi tác hại của các gốc tự do đối với tế bào của chúng ta, và đã được chứng minh là có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh khi được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Kẽm được tìm thấy với hàm lượng cao trong hàu, thịt bò và cua, và với lượng thấp hơn trong các loại đậu, đậu phụ, hạt bí ngô, hạt điều và các loại hạt khác”, tiến sĩ Moday cho biết thêm.
2. Sửa chữa DNA và giảm stress oxy hóa
Lượng kẽm được khuyến nghị hằng ngày là 8 mg đối với phụ nữ và 11 mg đối với nam giới trưởng thành, nhưng nghiên cứu cho thấy dùng nhiều hơn một chút có thể mang lại những lợi ích ấn tượng cho việc sửa chữa DNA và giảm stress oxy hóa.
Tiến sĩ Janet King cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về kẽm trong chế độ ăn uống cũng có thể có tác động đáng kể đến quá trình trao đổi chất diễn ra khắp cơ thể. Những kết quả này đưa ra một chiến lược mới để đo lường tác động của kẽm đối với sức khỏe và củng cố bằng chứng rằng các biện pháp can thiệp dựa trên thực phẩm có thể cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trên toàn thế giới”.
3. Chống nắng
Kẽm là một công cụ vô cùng hiệu quả giúp chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời.
Amy Shapiro, chuyên gia dinh dưỡng, cho biết: “Kẽm (oxit) là một trong hai chất chống nắng vật lý có khả năng làm chệch hướng tia UV, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời như ban đỏ đến lão hóa sớm”.
4. Chữa lành vết thương
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong mọi phần của quá trình chữa lành vết thương, từ quá trình đông m.áu đến hình thành sẹo.
Tiến sĩ Jennifer Sallit cho biết: “Vai trò của kẽm trong việc chữa lành vết thương là đa yếu tố, và nó cần thiết cho sự tổng hợp collagen và protein, tăng sinh tế bào và chức năng miễn dịch, tất cả đều cần thiết cho quá trình tái tạo và sửa chữa mô. Kẽm cần thiết cho việc sản xuất kháng thể và hoạt động bình thường của tế bào bạch huyết và đóng vai trò quan trọng trong một số bước của quá trình đông máu”.
5. Quá nhiều kẽm có hại gì?
Hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi bạn bổ sung kẽm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), người lớn không nên dùng quá 40 mg kẽm mỗi ngày.
Các tác dụng phụ của việc hấp thụ quá nhiều kẽm bao gồm chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa và đau quặn bụng.
Hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi bạn bổ sung kẽm, theo Eat This, Not That!