Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân không nên mua các test nhanh đang rao bán trên mạng. Nhiều test được chuyên gia đ.ánh giá chỉ có độ nhạy 25%.
Chênh lệch giá xét nghiệm và việc bán test nhanh trên thị trường là vấn đề được đặt ra tại họp báo về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM chiều 16/7.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết sở có ghi nhận thông tin bệnh viện tư nhân thu giá xét nghiệm rất cao. “Tuy nhiên, nhóm này là hệ thống ngoài công lập và có giá công khai để người dân chấp thuận thực hiện. Còn hệ thống công lập đang áp dụng đúng giá của Bộ Y tế”, ông Nam nói.
Đại diện Sở Y tế cho biết giá test nhanh theo quy định hiện khoảng 230.000 đồng, gồm cả chi phí test nhanh và vật tư tiêu hao. Giá xét nghiệm PCR là 734.000 đồng.
Sở Y tế đã ban hành văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở các đơn vị thực hiện đúng giá thu của Bộ Y tế. Tất cả đơn vị đều theo quy định, công bố giá để người dân biết và có lựa chọn phù hợp.
Về test nhanh, ông Nam cho biết đây được xem là trang thiết bị y tế và phải được sự cho phép và nằm trong danh mục đã công bố của Bộ Y tế. “Trên mạng có bán test nhanh không có trong danh mục của Bộ Y tế thì các test này không hợp pháp”, ông Nam cho hay.
Về sử dụng test nhanh, TP.HCM cũng đã hướng dẫn tất cả khu công nghiệp, khu chế xuất để tự test cho công nhân. Việc thực hiện test này có quy trình rất đơn giản nhưng mỗi loại test có giá trị khác nhau.
Ông Nam khuyến cáo người dân không nên mua các test nhanh đang rao bán trên mạng. Nhiều test được chuyên gia đ.ánh giá chỉ có độ nhạy 25%. “Các test có độ nhạy thấp rất nguy hiểm”, ông Nam chia sẻ.
Bài Viết Liên Quan
- 4 loại cá biển ngon nhất, giàu dinh dưỡng bạn nên ăn mỗi tuần
- Kiêng ăn những món này, bệnh cao huyết áp sẽ giảm đi trông thấy
- Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả
TP.HCM đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm với khu vực nguy cơ cao. Ảnh: Duy Hiệu.
Chỉ thị 16 áp dụng trên toàn TP.HCM trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7. Trong thời gian này, các loại phương tiện công cộng, xe hợp đồng, xe ôm, xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng công nghệ đều tạm dừng hoạt động. Các dịch vụ bán đồ ăn mang về cũng phải tạm ngưng.
TP.HCM đã chuẩn bị đủ hàng hóa để cung ứng cho người dân và đề nghị người dân không tích trữ lương thực, thực phẩm, gây tập trung đông người tại các điểm mua, bán nhu yếu phẩm.
Từ 27/4 đến trưa 16/7, TP.HCM ghi nhận 22.564 ca mắc Covid-19, là tâm dịch lớn nhất trên cả nước.
CSGT TP.HCM thử nghiệm soi chiếu giấy tờ bằng camera tại chốt chặn .Đội CSGT quận 12 thử nghiệm hệ thống camera soi chiếu giấy tờ tại chốt cửa ngõ ra, vào thành phố. Việc này giúp hạn chế tiếp xúc khi kiểm tra.
Đừng đẩy khó cho người dân về ‘giấy thông hành’
Phiếu trả kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được xem như “giấy thông hành” khi dịch COVID-19 đang gieo rắc sự sợ hãi, nỗi hoài nghi và nhân lên sự thoái thác, đùn đẩy ở nhiều nơi.
Tài xế xếp hàng ở Buôn Ma Thuột để làm “giấy thông hành” COVID-19 – Ảnh: TRUNG TÂN
Câu chuyện giới tài xế vạ vật trên đường vì giấy thông hành, những cán bộ y tế căng mình tại các chốt kiểm soát vì phải test nhanh hàng ngàn lượt người mỗi ngày đã quá quen thuộc và sinh ra nhiều chuyện dở khóc, dở cười.
Việc phải “phòng vệ” từ xa của từng địa phương trong công tác phòng dịch là cần thiết, nhưng cách triển khai lại mỗi nơi một nẻo, không có sự thống nhất.
Ngày 10-5, trong văn bản gửi các địa phương triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2, Bộ Y tế quy định cùng với nhiều nhóm tuyến đầu, tài xế đường dài được test nhanh tại chốt, còn các đối tượng khác chỉ cần khai báo y tế tại chốt, test nhanh tại địa phương, cách ly tại nhà…
Đáng buồn là có những nơi, như Bình Phước, diễn giải quy định này bằng cách đẩy khó cho dân khi buộc các tài xế phải quay lại xin giấy thông hành, ngay cả với những người không dừng lại, cả công dân của tỉnh quay về.
Vậy nên mới có câu chuyện anh tài xế 7 ngày vạ vật trên xe để xin giấy thông hành mà T.uổi Trẻ Online đã phản ánh.
Hay như chuyện một thanh niên ở TP.HCM, dù có kết quả test nhanh âm tính, đã lặn lội về đến Đồng Tháp, nhưng chốt kiểm soát tỉnh này buộc anh này quay lại TP.HCM với quãng đường khoảng 200km vì… chưa có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.
Có thể thấy đã không có một cách hiểu thống nhất giữa các địa phương, cho dù đó là trên một cung đường từ Tây Nguyên về miền Đông, hay từ Sài Gòn đến miền Tây, khiến cho mỗi nơi một cách làm, và hệ quả là đẩy cái khó về cho người dân.
Cả quốc lộ kẹt cứng vì giấy thông hành – Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Ông Nay Phi La – giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk – cho rằng việc đòi hỏi đại trà tất cả những ai qua chốt phải có giấy thông hành là một việc làm không cần thiết, và tỉnh này đã đề nghị Bộ Y tế có kiến nghị Thủ tướng thống nhất việc có cần áp dụng giấy thông hành khi qua chốt hay không.
Đến nay, chưa thấy bất cứ một thông tin nào về xử lý những bất cập đối với giấy thông hành COVID-19 này.
Vì cho đến chiều 16-7, dù Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã yêu cầu cho những xe không dừng đỗ được đi không cần giấy thì Bình Phước vẫn “có giấy thông hành thì thông chốt”. Tại các chốt kiểm dịch, tỉnh này vẫn không tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm test nhanh COVID-19 cho tài xế đường dài…
Khi dịch đang căng thẳng, một mặt, giá cả tại những thành phố lớn như TP.HCM đang tăng nhanh vì tắc chuỗi cung ứng, trong đó có các xe hàng vì rắc rối của “giấy thông hành”, nhu cầu thông xe là một điều “thiết yếu”.
Đẩy khó lên vai người dân, hay đẩy khó cho tỉnh bạn là tâm lý của nhiều địa phương. Vì thế, rất cần có một giải pháp thống nhất từ trung ương đến các địa phương với những hướng dẫn, giải pháp cụ thể, thống nhất để gỡ khó cho doanh nghiệp, người dân.
Nếu xác định cần giấy thông hành, phải quy định rõ hơn, phải có nơi khi dân có việc quan trọng sẽ được test nhanh và có ngay.
Còn nếu thấy không cần thiết, rườm rà, gây khó… cần nhận sai và loại bỏ để bàn bạc, đưa ra các giải pháp khả dĩ hơn…