Adenovirus hiện xuất hiện tại 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội, trong đó có 3 ca t.ử v.ong.
Thống kê mới nhất của CDC Hà Nội cho thấy, bệnh nhân mắc Adenovirus hiện xuất hiện tại 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Trong đó, một số khu vực ghi nhận số mắc cao: Long Biên (147 ca), Hà Đông (87 ca), Nam Từ Liêm (82 ca), Hoàng Mai (75 ca). Tại Hà Nội ghi nhận 3 trường hợp t.ử v.ong, trong tổng số 7 ca t.ử v.ong trên cả nước.
Trẻ mắc Adenovirus xuất hiện ở 30/30 địa bàn tại Hà Nội.
“ Virus Adeno có thể là mùa dịch tiếp theo sau cúm”
CDC Hà Nội đ.ánh giá, thời tiết tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn giao mùa Thu – Đông, là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát và lây lan của các dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh do Adenovirus.
BS Vũ Thị Mai, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn cho biết, theo dự đoán, virus Adeno có thể là mùa dịch tiếp theo sau cúm. Triệu chứng trẻ mắc virus Adeno thường kết hợp với triệu chứng viêm kết mạc, ho nhiều, khò khè và đi ngoài.
Bác sĩ cho biết, với các trường hợp này, cần theo dõi sát tình trạng của trẻ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu khò khè, thở nhanh thì có thể có biểu hiện viêm phế quản, viêm phổi thì cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
“Adenovirus xâm nhập vào đường hô hấp trên, tuy nhiên, cha mẹ cần vệ sinh mũi họng như các bệnh virus thông thường. Cần cách ly những trẻ có biểu hiện nghi ngờ triệu chứng Adeno. Đa số trẻ mắc virus Adeno có kèm theo viêm kết mạc, mắt đỏ, chảy rỉ nhiều, ngoài ra cũng có một số triệu chứng như ho, chảy nước mũi, đi ngoài”, BS Mai khuyến cáo.
Trước số lượng ca mắc virus Adeno phải nhập viện tăng cao, Sở Y tế Hà N.ội yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh bố trí đủ giường bệnh, nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư để chẩn đoán và điều trị người bệnh nhiễm Adenovirus. Thực hiện tốt công tác phân luồng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến giữa tháng 9/2022, phát hiện 412 trường hợp mắc bệnh do virus Adeno, trong đó 76% (324 trường hợp) nhập viện. Số ca mắc có xu hướng tăng từ tháng 8 đến nay.
Khuyến cáo phòng bệnh
PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Adeno thuộc nhóm các virus gây bệnh đường hô hấp và là virus cũ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, triệu chứng các bệnh đường hô hấp cơ bản giống nhau. Số ca mắc Adenovirus năm nay xuất hiện nhiều có khả năng là do việc gia tăng thực hiện xét nghiệm, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn được cảnh báo diễn biến phức tạp.
Theo ý kiến nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, 7 trường hợp trẻ t.ử v.ong có kết quả xét nghiệm dương tính với Adenovirus, song điều này không có nghĩa trẻ t.ử v.ong vì virus này.
“Hiện không có thuốc đặc hiệu điều trị Adenovirus và phải dựa vào triệu chứng lâm sàng để điều trị. Nếu xét nghiệm dương tính với Adenovirus, các biện pháp điều trị đều phải dựa vào thăm khám lâm sàng và kinh nghiệm của người thầy thuốc chuyên khoa hô hấp. Trẻ viêm mũi, viêm phổi… sẽ điều trị theo triệu chứng đó”, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng nói.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai.
Các chuyên gia nhi khoa nhấn mạnh yếu tố nâng cao sức đề kháng cho trẻ để chống lại sự xâm nhập của các loạt virus, vi khuẩn. Không chỉ với trẻ con, người lớn cũng cần sức khoẻ tốt thông qua ăn uống, dinh dưỡng và tập luyện để phòng bệnh.
Biện pháp phòng virus Adeno tương tự như phòng các bệnh đường hô hấp khác: “Người lớn cũng có thể mắc Adeno nếu cơ thể yếu. Với trẻ nhỏ, ngoài đảm bảo dinh dưỡng, cha mẹ nên vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên. Đảm bảo các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, rửa sạch tay…, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc và tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ”…
Hà Nội tăng cường giám sát, phòng, chống bệnh do virus Adeno
Thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa, là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh do virus Adeno.
Virus Adeno có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh: TTXVN phát
Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có Văn bản số 2170/KSBT-PCBTN yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh do virus Adeno.
Công văn nêu rõ, theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, tình hình bệnh nhi mắc virus Adeno tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng nhanh từ tháng 8 đến nay. Tính từ ngày 1/1 đến 22/9/2022, đã có hơn 1.000 ca mắc, trong đó có 3 ca t.ử v.ong đến khám và điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, trong đó một số đơn vị ghi nhận số mắc cao như: Long Biên 147 ca, Hà Đông 87 ca, Nam Từ Liêm 82 ca, Hoàng Mai 75 ca.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh do virus Adeno trên địa bàn thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đề nghị các đơn vị tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát phát hiện ca bệnh tại cộng đồng, các phòng khám, bệnh viện tư nhân và tại các cơ sở y tế được phân cấp đóng trên địa bàn; tập trung giám sát tại các khoa khám bệnh, khoa Nhi, khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện được phân cấp giám sát, đảm bảo tần suất tối thiểu 3 lần/tuần để thu thập thông tin về tình hình bệnh nhân virus Adeno đến khám và điều trị. Đồng thời, tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bệnh do virus Adeno trong đó tập trung vào các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh như thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; rửa tay với xà phòng và nước sạch; che mũi miệng khi ho, hắt hơi; không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh nhất là các vật dụng có chất tiết của người bệnh.
Cùng với đó, tổ chức ngay các hoạt động điều tra dịch tễ, xử lý dịch khi ghi nhận các chùm ca bệnh tại cộng đồng, trường học; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ số mắc, số t.ử v.ong hàng tháng trên hệ thống báo cáo trực tuyến theo quy định.