Trao đổi với T.uổi Trẻ, ông Lương Ngọc Trương – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thanh Hóa – khẳng định thông tin tỉnh này ‘từ chối nhận và xin điều chuyển vắc xin phòng COVID-19 cho nơi khác’ là chưa chính xác.
Bài Viết Liên Quan
- Những loại nước vừa là ‘khắc tinh’ của bệnh tật, vừa giúp đẹp da, trẻ lâu
- Nhiều trẻ nhập viện khi chơi Halloween do viêm da dị ứng
- Nguy cơ tiềm ẩn của điện thoại di động đối với sức khỏe
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh THPT ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) – Ảnh: HÀ ĐỒNG
Trước đó, ngày 1-6, tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Y tế và 63 tỉnh, thành, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương báo cáo có 3 tỉnh, thành từ chối nhận và xin điều chuyển vắc xin phòng COVID-19 cho nơi khác là Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa.
Trao đổi về thông tin nêu trên, ông Lương Ngọc Trương – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thanh Hóa – lý giải hồi tháng 2-2022, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương có phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa trên 1 triệu liều vắc xin Pfizer (hạn tháng 6-2022) để tiêm cho người dân phòng COVID-19, nhưng không có dung môi.
Sau đó, tỉnh xin viện này chuyển thành vắc xin Moderna để tiêm kịp thời cho người dân. Trong số trên 1 triệu liều vắc xin Pfizer mà Thanh Hóa được phân bổ từ tháng 2, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã cấp cho các tỉnh khác trên 700.000 liều.
“Không có chuyện Thanh Hóa từ chối nhận vắc xin phòng COVID-19 từ trung ương, mà chỉ xin chuyển số vắc xin Pfizer được cấp hồi tháng 2 cho tỉnh khác. Sau đó, Thanh Hóa đã nhận vắc xin Moderna để tiêm cho người dân trong những tháng qua. Ngày 2-6 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tiếp nhận 99.000 liều vắc xin Pfizer để tiêm cho t.rẻ e.m từ 5 t.uổi trở lên” – ông Lương Ngọc Trương khẳng định.
Ngày 1-6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đã có công điện về việc lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19, với nội dung: “Các cấp ủy Đảng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm cho t.rẻ e.m từ 5 t.uổi đến dưới 12 t.uổi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, lập kế hoạch triển khai ngay việc tiêm mũi nhắc lại lần thứ 2 (mũi 4) đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin cao để phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Địa phương, đơn vị nào chậm trễ, lơ là, không hoàn thành tiến độ, tỉ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở địa phương mình đạt thấp thì bí thư, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh”.
Sở Y tế Thanh Hóa cho biết tính đến ngày 31-5, toàn tỉnh có 2.374.698 người từ 18 t.uổi trở lên tiêm đủ mũi, đạt tỉ lệ 99,2%, trong đó có 1.987.927 người từ 18 t.uổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại, đạt tỉ lệ 90,3%; đã có 287.219 t.rẻ e.m từ 12 đến dưới 18 t.uổi tiêm đủ mũi, đạt tỉ lệ 100,7%; cơ bản hoàn thành việc tiêm mũi nhắc lại cho người từ 18 t.uổi trở lên sớm hơn một tháng so với yêu cầu của Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan không tiêm chủng, hoặc không tiếp tục tiêm chủng các mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo chỉ định của cơ quan y tế. Tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m từ 5 đến dưới 12 t.uổi còn chậm; đến ngày 31-5 mới có 184.410 t.rẻ e.m từ 5 đến dưới 12 t.uổi tiêm mũi 1, đạt tỉ lệ 39,1% và 30.258 trẻ tiêm mũi 2, đạt tỉ lệ 7,6%.
Kỳ tích cứu sống F0 4 tháng t.uổi trên nền bệnh tim đã ngừng tuần hoàn
Bệnh nhi mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng, đặc biệt bệnh nhân có bệnh nền, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật, suy hô hấp….
Cứu sống bệnh nhi nhiều lần ngừng tuần hoàn
Bệnh nhân N.P.M. (4 tháng t.uổi, trú tại xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) nhập Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng dương tính với SARS -CoV-2, sốt li bì, tím tái, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn; SPO2 35% – 65%.
Mẹ bệnh nhân M. cho biết, bé bị tim bẩm sinh, 3 ngày trước khi nhập viện, bé M. có biểu hiện sốt cao, nóng từng cơn, mệt mỏi kèm ho, chảy mũi nước, khò khè, nôn bú kém. Gia đình chuyển bé đến Bệnh viện Đa khoa huyện Triệu Sơn. Sau khi test nhanh và phát hiện bé mắc Covid-19. Bệnh viện Đa khoa huyện Triệu Sơn đã nhanh chóng chuyển tuyến xuống Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Bệnh nhân M. nhập viện trong tình trạng dương tính với SARS-CoV-2, phải thở máy, nhiều lần ngừng tim.
Tại Khoa Bệnh nhiệt đới, bé M. được các bác sĩ cấp cứu ngừng tim; đặt nội khí quản thở máy; dùng kháng sinh mạnh; thuốc trụy mạch; hỗ trợ nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn bộ.
Trong quá trình điều trị, bé M. tiếp tục có diễn biến xấu, nhiều lần ngừng tim, tuy nhiên đều được cấp cứu thành công. Sau 11 ngày được các y bác sĩ nỗ lực giành giật sự sống, bé M. đã cai được thở máy và bú tốt.
Bác sĩ Đinh Hoàng Anh, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Trong những ngày đầu, tình trạng của bé rất nguy kịch, sốt li bì, liên tục 4 lần ngừng tim. Chúng tôi đã sử dụng tất cả các biện pháp hiện có để cứu sống em bé. Lúc đó, chỉ nghĩ đơn giản còn nước còn tát, phải làm hết khả năng của mình. Đối với bệnh nhân này, về lâu dài trẻ cần phải chỉnh sửa lại những dị tật bẩm sinh ở tim”.
Sau 11 ngày được các y bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa giành giật sự sống, bé đã cai được thở máy, bú tốt.
Trẻ nhập viện do mắc Covid-19 tăng
Những ngày gần đây, số trẻ mắc Covid-19 nhập viện có xu hướng tăng. Nếu như trước đây Bệnh viện Nhi Thanh Hóa chỉ tiếp nhận lẻ tẻ vài ca là t.rẻ e.m, thì đợt này, số lượng bệnh nhi tăng nhanh từng ngày; có những ngày cao điểm có tới cả chục bệnh nhân.
Hiện Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đang điều trị gần 300 bệnh nhi F0, nhiều bệnh nhân có bệnh nền. Đa số trẻ mắc Covid-19 phải nhập viện có triệu chứng như: Sốt cao liên tục, li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp… Tuy nhiên, đa số trẻ được điều trị ổn định sau 5-7 ngày.
Theo bác sĩ Đinh Hoàng Anh, số bệnh nhân có bệnh nền mắc Covid-19 điều trị tương đối khó khăn.
“Phụ huynh khi phát hiện con mắc Covid-19, cần theo dõi nhiệt độ, chăm sóc dinh dưỡng tốt, tăng cường các vitamin, bảo đảm vệ sinh… cách ly phòng thoáng mát và tuân thủ 5K. Chúng tôi khuyến cáo khi mắc bệnh không tự ý mua thuốc mà nên tuân theo những hướng dẫn của cán bộ y tế. Đặc biệt, trẻ vẫn có nguy cơ tái nhiễm nên không chủ quan lơ là.
Trong quá trình điều trị, phụ huynh cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh của con. Khi có các triệu chứng bất thường như sốt trên 38 độ C, đau rát họng, ho, tiêu chảy, mệt mỏi, đau tức ngực cần báo cho nhân viên y tế để được hướng dẫn. Nếu phát hiện có các dấu hiệu chuyển nặng như: Thở nhanh, khó thở, mắt lờ đờ, bỏ bú, tím môi, chân tay lạnh tái, nổi vân tím… đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất”, bác sĩ Đinh Hoàng Anh chia sẻ.