Trầm cảm sau sinh: Bệnh nhân dùng dao rạch bụng để t.ự s.át

Đây là trường hợp một bệnh nhân 21 t.uổi, trú tại Quảng Bình, bị trầm cảm sau sinh và có hành vị t.ự t.ử bằng cách dùng dao rạch bụng.

tram cam sau sinh benh nhan dung dao rach bung de tu sat 57f 6676220

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại Phòng Điều trị Rối loạn cảm xúc, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân T.T.B.T. (nữ, 21 t.uổi, quê Quảng Bình), có bầu khi đang là sinh viên năm thứ 3 tại một trường đại học ở Quảng Bình, sau đó tạm nghỉ để lập gia đình và sinh con.

Do có thai trong quá trình đang học và chưa cưới nên bệnh nhân khá căng thẳng.

ThS.BS Nguyễn Thị Ái Vân, Phòng Điều trị rối loạn cảm xúc, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Sau khi sinh con được 13 ngày, bệnh nhân có biểu hiện đêm ngủ kém, ngủ được tầm 3-4 giờ/đêm, hay thức giấc giữa đêm, sáng dậy sớm. Bệnh nhân luôn cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, ít nói chuyện với mọi người hơn trước, hay ngồi 1 mình, vẻ mặt buồn rầu, hay khóc lóc.

Bệnh nhân ăn uống kém ngon miệng, hay suy nghĩ tiêu cực, bi quan cuộc sống. Dấu hiệu trầm trọng hơn là bệnh nhân không để tâm tới việc chăm sóc con, không thể hiện tình cảm với con, cảm giác khó chịu khi nghe tiếng con khóc.

‘Bệnh nhân có hành vi dùng dao rạch bụng để t.ự s.át, được người nhà phát hiện đưa vào Bệnh viện Việt Nam Cuba Đồng Hới Quảng Bình xử trí khâu vết thương sau đó chuyển tới Khoa Tâm thần điều trị tiếp’, bác sĩ Vân chia sẻ.

Sau quá trình điều trị, bệnh nhân giảm triệu chứng, vui vẻ và hợp tác với người thân hơn. Tuy nhiên, khi về nhà, bệnh nhân lại xuất hiện la hét, cáu gắt với mọi người, chống đối không chịu uống thuốc.

Bệnh nhân được người nhà đưa tới khám và điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 23/5. Tại đây, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị rối loạn hành vi và tâm thần nặng kết hợp với thời kỳ sinh đẻ với trầm cảm chiếm ưu thế có hành vi t.ự s.át.

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh hiện nay chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 25% trong vòng 12 tháng sau sinh. Đây là chứng bệnh rất phổ biến và nguy hiểm, người bệnh có thể bị trầm cảm nhẹ, vừa hoặc nặng, thoáng qua hoặc kéo dài, dẫn đến những hành động tiêu cực cho bản thân.

PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trầm cảm sau sinh là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Bệnh lý này có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, tự khỏi hoặc thậm chí sẽ không thể tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ở giai đoạn sớm, phụ nữ trầm cảm sau sinh có khí sắc giảm, cảm xúc thay đổi, buồn rầu, dễ cáu, dễ khóc…; Giảm sở thích hứng thú, giảm các mối quan hệ gia đình; Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống; Giảm tập trung chú ý, trí nhớ; Các triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau bụng, ngực…

Ở giai đoạn toàn phát, bà mẹ có khí sắc trầm tăng hơn; Mất quan tâm thích thú, bi quan chán nản; Buồn bã, mặc cảm, tự ti, tội lỗi, đau khổ…; Khó khăn trong việc ra quyết định, không muốn giao tiếp với mọi người; Khó khăn trong việc chăm sóc con, tạo mối quan hệ mẹ – con, xa lánh người thân…; Lo lắng quá mức tới sức khỏe của con. Sản phụ cũng gặp các triệu chứng cơ thể, rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn hành vi: bồn chồn, bất an, ý tưởng hành vi t.ự s.át.

Theo các nghiên cứu, 80% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được quan tâm đúng mức nhưng hiện nay rất nhiều những trường hợp phụ nữ sau sinh chưa được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến những hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần.

TS.BS Vũ Thy Cầm – Trưởng Phòng Tâm lý lâm sàng, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm: Hiện nay, việc điều trị trầm cảm sau sinh có thể sử dụng liệu pháp tâm lý, điều trị bằng nội tiết tố, liệu pháp sốc điện (cho những trường hợp không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm, có nguy cơ t.ự t.ử hoặc hại trẻ sơ sinh, trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần) hoặc liệu pháp hóa dược (sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu).

Theo các chuyên gia, người phụ nữ sau sinh cần học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Người mẹ không nên áp đặt bản thân làm những việc quá sức, không nên quá kỳ vọng để trở thành người mẹ hoàn hảo, cố gắng ngủ đủ giấc, tranh thủ nghỉ ngơi khi con đang ngủ, dành thời gian chăm sóc bản thân, gặp gỡ bạn bè người thân. Khi có dấu hiệu trầm cảm cần được khám sớm tại chuyên khoa tâm thần, tránh để đến khi tình trạng bệnh quá nặng gây khó khăn trong điều trị.

80% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được quan tâm đúng mức. Sự đồng hành của gia đình với phụ nữ sau sinh rất quan trọng để hỗ trợ về mặt tâm lý kịp thời. Gia đình nên dành thời gian quan tâm chăm sóc người phụ nữ sau sinh, đặc biệt là người chồng cần phải luôn luôn lắng nghe cảm thông và tạo điều kiện cho người vợ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Uống nước, nuốt luôn hàm răng giả vào thực quản

Trong lúc uống nước, một nữ bệnh nhân đã nuốt trôi cả hàm răng giả, vướng vào thực quản. Nếu không được lấy dị vật kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.

Chiều 28.7, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho hay, các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng vừa nội soi cấp cứu lấy thành công hàm răng giả cắm ngang trong thực quản người bệnh.

uong nuoc nuot luon ham rang gia vao thuc quan 604 6564966

Răng giả có móc sắc nhọn được gắp ra khỏi thực quản bệnh nhân. Ảnh K.N

Trước đó, nữ bệnh nhân V.T.B.L. (37 t.uổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng vật vã, nuốt đau, nuốt vướng, huyến áp tăng.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân sử dụng hàm răng giả khoảng 5-6 năm. Khoảng nửa năm nay, móc cài hàm răng giả bị gãy, bệnh nhân biết nhưng chưa đi kiểm tra lại. Không may tai nạn xảy ra trong lúc uống nước, hàm răng giả bị trôi, vướng vào đường thực quản. Người bệnh đã cố gắng nôn ói dị vật ra nhưng không thành công. Sau đó, gia đình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế địa phương khám và chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ điều trị.

Tại đây, bệnh nhân được chỉ định nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng cấp cứu. Quá trình nội soi, các bác sĩ ghi nhận cách cung răng khoảng 15 cm có 1 dị vật hàm răng giả cắm ngang sau nắp thực quản, hạn chế quan sát. Nội soi ban đầu không thành công do bệnh nhân bị kích thích nhiều, vật vã.

Sau đó, bệnh nhân được chỉ định nội soi có gây mê. Các bác sĩ đã dùng ống soi cứng 40 cm soi thực quản, qua miệng thực quản khoảng 1 cm ghi nhận dị vật răng giả vắt ngang thực quản. Sau đó dùng kẹp thẳng kéo một đầu răng về vị trí thực quản, cẩn thận lấy dị vật hàm răng giả ra ngoài. Sau khi gắp thành công dị vật, tình trạng bệnh nhân ổn định được chuyển khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học điều trị tiếp.

uong nuoc nuot luon ham rang gia vao thuc quan 960 6564966

Sau khi lấy dị vật, tình trạng bệnh nhân đã dần ổn định. Ảnh K.N

Theo các bác sĩ, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, trường hợp nuốt răng giả buộc phải nội soi cấp cứu như trên cũng thường gặp. Hầu hết là bởi theo thời gian, răng giả không còn bám chắc vào khung răng nên dễ tuột trong quá trình sinh hoạt như: ăn uống, hắt hơi… hoặc không tháo răng giả khi ngủ. Khi bệnh nhân nuốt phải răng giả, thông thường móc cài của răng giả sẽ bị mắc tại vùng hẹp của thực quản nằm gần ngực. Nguy hiểm là vị trí này có nhiều mạch m.áu lớn. Nếu không lấy dị vật kịp thời, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân khi móc sắt chọc trúng mạch m.áu lớn. Ngoài ra, móc sắt cũng có thể gây tổn thương, n.hiễm t.rùng vùng giữa ngực, có thể g.ây s.ốc nhiễm trùng đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị răng giả rơi vào đường tiêu hóa, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, đến càng sớm thì việc can thiệp thực hiện lấy dị vật sẽ thuận lợi hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *