GĐXH – Bác sĩ cho biết, thực tế đã chứng minh bệnh thủy đậu ở người lớn nguy hiểm hơn trẻ em rất nhiều.
Suýt chết vì ăn nhộng ve sầu lại tưởng đông trùng hạ thảo
GĐXH – Nhầm tưởng nhộng ve sầu là đông trùng hạ thảo, nam bệnh nhân bị ngộ độc suýt tử vong.
Theo thông tin của PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thời gian gần đây, đơn vị này tiếp nhận điều trị cho hàng chục bệnh nhân mắc thủy đậu. Trong đó, đa phần bệnh nhân đã có biến chứng hoặc là đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai).
Đáng tiếc nhất là một nam bệnh nhân (32 tuổi), nhập viện ngày 23/4, được chẩn đoán mắc thủy đậu có biến chứng viêm phổi, suy gan.
Gia đình bệnh nhân cho hay người bệnh có sức khỏe tốt, không có bệnh lý nền. Hai tuần trước khi nhập viện, anh có tiếp xúc con trai mắc thủy đậu.
Trước khi vào viện 4 ngày, bệnh nhân xuất hiện nốt phỏng nước dưới da kèm sốt, gai, rét. Anh đi khám tại phòng khám tư, được chẩn đoán mắc thủy đậu và dùng thuốc nhưng không đỡ. Người bệnh được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương nhưng bệnh diễn tiến nặng nên được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao kèm theo các triệu chứng suy đa phủ tạng, hôn mê, xuất huyết não, 2 phổi đông đặc, tổn thương tim. Mặc dù được bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng do chuyển đến trung tâm quá muộn và có nhiều biến chứng, bệnh nhân tử vong.
Các nốt thủy đậu rất dễ bị bội nhiễm nếu vệ sinh không đúng cách. Ảnh minh họa
Những biến chứng đáng sợ của bệnh thủy đậu ở người lớn
Nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh rằng, bệnh thủy đậu ở người lớn nguy hiểm hơn trẻ em rất nhiều. Sở dĩ bệnh ở người lớn có những biến chứng nặng nề hơn là vì: khi trẻ em mắc bệnh, người lớn có thể kiêng và giữ gìn cho chúng hoàn toàn. Còn ở người trưởng thành thì thường có tâm lý chủ quan, coi thường bệnh, dễ bị biến chứng khó lường.
3 biến chứng của thủy đậu, cần cảnh giác
– Đặc thù của bệnh này là sự xuất hiện dày đặc các mụn nước. Các mụn này gây ngứa và dễ vỡ, dịch mủ chảy đến đâu sẽ lây lan ra đến đấy. Vì thế, những người chủ quan hoặc không biết dấu hiệu của bệnh thưởng để đến lúc bệnh lây lan khắp người mới chạy chữa thì nguy cơ nhiễm trùng là không tránh khỏi.
– Người bị thủy đậu có thể bị viêm não hay viêm màng não nếu không kiêng khem tốt. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm. Nếu phát hiện muộn, khả năng tử vong cao nhất có thể lên đến 20%. Nếu kịp cứu sống thì di chứng để lại cũng rất nặng nề.
– Bệnh thủy đậu gây ra một chứng gọi là “viêm phổi thủy đậu”. Biến chứng này có thể xuất hiện với những dấu hiệu ban đầu trong thời kỳ bị bệnh như thở dốc, hô hấp khó khăn, có thể ho ra máu. Với những biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh cần chủ động tìm hiểu về bệnh thủy đậu và cách điều trị ở người lớn để có phương pháp chữa trị nhanh nhất.
Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn
Giống như ở trẻ em, thủy đậu ở người lớn cũng trải qua 4 giai đoạn phát triển bệnh.
Các nốt thủy đậu vỡ cần được thoa thuốc theo đơn của bác sĩ. Ảnh minh họa
– Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Đối với người có hệ miễn dịch suy yếu thời kỳ ủ bệnh sẽ ngắn hơn.
– Thời kỳ khởi phát: Thời kỳ này thường kéo dài từ 1-2 ngày. Dấu hiệu bệnh giai đoạn này là sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C. Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, phát ban đỏ trên da.
– Thời kỳ toàn phát: Ở thời kỳ này, người bệnh bắt đầu hạ sốt, nổi các nốt mụn nước đỏ, hồng. Các nốt phỏng bắt đầu xuất hiện ở da đầu, mặt, sau đó lan xuống toàn thân. Tùy vào cơ địa của từng người mà số lượng nốt ban có thể nhiều hoặc ít.
– Thời kỳ hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát khoảng 1 tuần, các mụn nước sẽ đóng vảy và bong tróc. Hầu hết các mụn nước không để lại sẹo, ngoại trừ trường hợp bị bội nhiễm do tổn thương hoặc không được chăm sóc đúng cách.
Người lớn cần làm gì khi bị thủy đậu
– Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương. Điều này giúp hạn chế tình trạng ngứa da, khó chịu. Tránh các hành động cào, gãi của người bệnh.
– Đối với các nốt thủy đậu vỡ, cần được thoa thuốc sát trùng nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất.
– Khi các nốt phỏng có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xử lý kịp thời, tránh bội nhiễm nguy hiểm.
– Ngoài ra khi điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn có thể sử dụng thuốc bôi giảm ngứa, thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống virus, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Sai lầm cần tránh khi ăn sữa chua khiến bạn tăng cân vù vù, đây là 3 thời điểm nên ăn để tốt nhất cho sức khỏe
GĐXH – Nếu đã dùng sữa chua để ăn nhẹ, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 1 cốc. Một cốc sữa chua chỉ nên kèm thêm một chút hạt rắc nhẹ, một phần ngũ cốc hoặc một phần trái cây nhỏ để đảm bảo nó không vượt quá 200 calo.
Bất ngờ với những tác hại khó lường từ thói quen ngồi vắt chéo chân