Cơ thể đã được ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo nhưng vẫn cảm thấy rất lạnh khó kiểm soát có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý suy giáp.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hậu, khoa Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết có hai con đường chính tạo ra nhiệt trong cơ thể và hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng ở cả hai.
Cụ thể, đường sinh nhiệt cơ bản được tạo ra do quá trình đốt cháy tự nhiên của các hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể như hoạt động bơm m.áu của tim, sản xuất ra các protein, tiêu hóa thức ăn. Đường sinh nhiệt bổ sung được sinh ra khi con đường thứ nhất không đủ giữ ấm cơ thể.
Bài Viết Liên Quan
- Sai lầm của người lớn khiến trẻ dễ ốm nặng khi trời rét
- Cách ăn chay khoa học để phòng chống bệnh tật và đảm bảo dưỡng chất
- Trẻ 2 ngày t.uổi suy hô hấp do phụ huynh cho uống sái t.huốc p.hiện
Điều trị bệnh lý tuyến giáp. (Ảnh minh hoạ)
Bình thường, hoạt động chuyển hóa của cơ thể đủ để duy trì nhiệt độ cơ thể khoảng 37 độ C. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với môi trường lạnh hơn, cơ thể sẽ kích hoạt con đường sinh nhiệt thứ 2 và duy trì nhiệt độ ở mức ổn định.
“Tất cả quá trình này đều có liên quan đến tuyến giáp. Vì vậy, nếu hormone tuyến giáp bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nhiệt”, ông Hậu cho biết.
Khi tế bào cảm thụ lạnh trên da cảm nhận được nhiệt độ thấp, tín hiệu sẽ được truyền về thần kinh trung ương để kích hoạt quá trình sinh nhiệt, như mặc thêm quần áo, đắp chăn, sử dụng đồ uống ấm. Đồng thời, mạch m.áu co lại để giảm sự mất nhiệt qua da. Ngoài ra, cơ thể cũng cần tiêu thụ mỡ để sinh nhiệt. Tuyến giáp và hệ giao cảm sẽ chi phối hoạt động này.
Nguyên nhân khiến các tế bào trong tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone là:
– Suy tuyến giáp nguyên phát: Bản thân tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cho cơ thể.
– Suy tuyến giáp thứ phát: Sau cắt tuyến giáp toàn bộ hoặc gần toàn bộ tuyến giáp, suy trục dưới đồi, tuyến yên.
Ngoài ra, dùng quá nhiều hoặc quá ít i-ốt cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng tuyến giáp. Bởi bộ phận này cần có i-ốt để sản xuất hormone. Nguyên tố vi lượng này đi vào cơ thể trong thức ăn, hấp thụ m.áu đến tuyến giáp. Vì vậy, việc hấp thu quá nhiều i-ốt có thể gây ra hoặc l.àm t.ình trạng suy giáp nặng thêm.
Theo tiến sĩ Hậu, một trong những dấu hiệu điển hình của suy giáp là lạnh khó kiểm soát. Đây là cảm giác rất lạnh dù đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ để nâng cao thân nhiệt. Việc bổ sung hormone tuyến giáp là giải pháp quan trọng để cải thiện tình trạng này. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giúp cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác là dễ mệt mỏi hơn, tăng cân, nói khàn, da khô hơn, giảm trí nhớ, trầm cảm, nhịp tim chậm, tóc khô dễ rụng và bắt đầu bị táo bón.
Vì vậy, vào mùa lạnh, bệnh nhân suy giáp cần lưu ý cần bổ sung đúng liều lượng thuốc, giữ ấm cơ thể, sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa sưởi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn cân đối. Sử dụng đồ uống nóng.
Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì?
Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng nếu đổ mồ hôi quá nhiều ngay cả khi không vận động lại là dâu hiêu cảnh báo bênh tât.
Khi cơ thể con người ở trong môi trường nóng bức hoặc sau khi vận động mạnh, cơ thể đổ mồ hôi là điều bình thường. Lúc này một số chất thải trao đổi chất trong cơ thể con người cũng sẽ được thải ra ngoài, từ đó giải độc.
Tuy nhiên, một số người rõ ràng đang ở trong trạng thái tĩnh nhưng cơ thể không ngừng đổ mồ hôi. Tình trạng này nêu xảy ra thường xuyên sẽ là dâu hiêu cảnh báo bênh tât.
Hạ đường huyêt
Khi hạ đường huyết xảy ra, do lượng đường trong m.áu giảm có thể khiến thần kinh giao cảm hưng phấn quá mức, từ đó kích thích tiết adrenaline. Người bệnh sẽ đổ mồ hôi đầm đìa kèm theo run tay, da nhợt nhạt, đ.ánh trống ngực, chóng mặt, tim đ.ập nhanh.
Nếu chứng tăng tiết mồ hôi là do hạ đường huyết gây ra, bệnh nhân có thể ăn một ít đường, bánh quy và các thức ăn khác một cách thích hợp, triệu chứng có thể cải thiện rõ rệt. Trường hợp nặng cần phải đến bệnh viện để truyền glucose vào tĩnh mạch.
Ảnh minh họa.
Bênh cường giáp
Chức năng chính của tuyến giáp là tiết ra hormone tuyến giáp, có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể con người. Hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây đổ mồ hôi nhiều.
Do đó, những bệnh nhân này thường rất sợ nóng, dễ đổ mồ hôi, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh nên họ còn có các biểu hiện như cáu gắt, đói, ăn quá nhiều, sút cân, kém tập trung, chất lượng giấc ngủ kém.
Ảnh minh họa.
Hội chứng mãn kinh
Nếu phụ nữ trên 40 t.uổi có các triệu chứng tăng tiết mồ hôi, hãy cảnh giác xem liệu đó có phải là do hội chứng mãn kinh gây ra hay không.
Sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, do chức năng buồng trứng suy giảm nên dễ gây rối loạn chức năng tự chủ dẫn đến đổ mồ hôi, nhất là về đêm có thể xuất hiện triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh nên chú ý điều tiết cảm xúc và chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vận động,… đê cải thiện hiệu quả các triệu chứng mãn kinh.
Còi xương
Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ra nhiều mồ hôi cần cảnh giác xem có phải do còi xương hay không. Trẻ bị thiếu vitamin D có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi và phốt pho, gây ra các tổn thương ở xương.
Ngoài hiện tượng đổ mồ hôi trộm, những trẻ này còn hay quấy khóc về đêm, kèm theo triệu chứng cáu gắt, tóc thưa, tình trạng nặng hơn còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như chân chữ O, chữ X.
Ảnh minh họa.
U tế bào ưa crôm
Triệu chứng chính của pheochromocytoma cũng là tăng tiết mồ hôi, chủ yếu là kịch phát và đôi khi dai dẳng. Khi đổ mồ hôi, sắc mặt có thể đỏ bừng và trắng bệch, chân tay lạnh, đ.ánh trống ngực.
Ngoài ra, trong thời gian khởi phát bệnh, huyết áp của người bệnh cũng tăng cao kèm theo triệu chứng đau đầu. Pheochromocytoma ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hiện nay chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật.