Ung thư giai đoạn cuối, bỗng khỏi bệnh nhờ thử nghiệm tiêm virus vào khối u

Một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã được chữa khỏi sau khi được tiêm thử nghiệm một loại virus herpes – đã được làm yếu đi, theo tờ Insider.

Liệu pháp điều trị ung thư mới – sử dụng virus herpes đã được biến đổi gien để tấn công các tế bào khối u, đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng.

Loại thuốc sử dụng virus này có tên là RP2, đã chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh ung thư miệng của người đàn ông 39 t.uổi, theo Insider.

Anh Krzysztof Wojkowski sống ở tây London (Anh), cho biết mình bị ung thư tuyến nước bọt, và dù đã cố gắng điều trị, bệnh vẫn tiếp tục phát triển.

Khi đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của cuộc đời thì anh biết về thuốc thử nghiệm – đã qua thử nghiệm an toàn giai đoạn 1 tại Viện Nghiên cứu Ung thư Anh.

ung thu giai doan cuoi bong khoi benh nho thu nghiem tiem virus vao khoi u 504 6679591

Bệnh nhân được chụp cắt lớp PET. Ảnh SHUTTERSTOCK

Sau một đợt điều trị ngắn hạn, bệnh nhân đã khỏi ung thư tính đến nay được 2 năm.

Các bệnh nhân khác trong thử nghiệm thấy khối u của họ nhỏ lại, 3/9 bệnh nhân được dùng thuốc thử nghiệm một mình và 7/30 người được điều trị kết hợp, cũng đã có hiệu quả. Tuy nhiên, một số khác không chuyển biến đáng kể.

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để xem RP2 so với các liệu pháp điều trị đã biết hiệu quả như thế nào, thuốc cho thấy có tác dụng với một số bệnh nhân và chỉ gây ra các tác dụng phụ nhẹ, như mệt mỏi.

Tiến sĩ Jonathan Zager từ Trung tâm Điều trị Ung thư Moffitt (Mỹ), dù không tham gia thử nghiệm, cũng cho biết những kết quả ban đầu này đầy hứa hẹn.

Chúng ta sẽ thấy thêm nhiều nghiên cứu khác trong tương lai gần, và tôi rất vui mừng – chắc chắn sẽ không thất vọng, tiến sĩ Zager nói với Insider.

“Cú đ.ấm đúp” đối với các tế bào ung thư

Liệu pháp thử nghiệm sử dụng một dạng herpes simplex suy yếu – loại virus gây ra mụn rộp – đã được biến đổi để chỉ lây nhiễm các khối u.

Theo kết quả được trình bày tại một hội nghị y tế ở Paris, liệu pháp virus được thiết kế để xâm nhập có chọn lọc vào các tế bào ung thư trong khi vẫn không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, theo Insider.

Nó được tiêm trực tiếp vào khối u, trong khi hầu hết các loại thuốc ung thư khác hoạt động theo hệ thống.

Khi đã xâm nhập, virus sẽ tự nhân lên cho đến khi tế bào ung thư bị t.iêu d.iệt, theo Insider.

Điểm độc đáo của RP2 là nó mang lại “cú đ.ấm đúp” chống lại các khối u bằng cả 2 cách:

ung thu giai doan cuoi bong khoi benh nho thu nghiem tiem virus vao khoi u 01d 6679591

Virus herpes biến đổi gien mang lại một “cú đ.ấm đúp” chống lại ung thư giai đoạn cuối. ẢnhSHUTTERSTOCK

Phá hủy các tế bào khối u; Tập trung sức mạnh của hệ thống miễn dịch để tấn công những tế bào khối u còn sót lại, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Kevin Harrington cho biết, theo Insider.

Những liệu pháp virus này hứa hẹn rất nhiều trong việc điều trị nhiều loại ung thư. Đặc biệt, kết quả “thực sự ấn tượng” ở bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối và một loại ung thư mắt hiếm gặp.

Kết quả thậm chí còn ấn tượng hơn khi những người tham gia thử nghiệm là những bệnh nhân ung thư mà tất cả các phương pháp điều trị khác đều đã “bó tay”, như trường hợp của anh Wojkowski.

Nghĩa là có những khối u đã kháng với điều trị lại đang đáp ứng với phương pháp mới này, tiến sĩ Zager nói.

Triệu chứng kỳ lạ ở tai tiết lộ bạn có thể bị ung thư miệng

Nếu đau tai không thuyên giảm, hãy đi khám ngay, vì có thể đó là dấu hiệu của ung thư miệng.Cứ 50 ca ung thư thì 1 ca là ung thư miệng, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS).

Nếu bị đau tai dai dẳng và gặp một số triệu chứng của ung thư miệng, nên đi khám sớm.

Tổ chức nghiên cứu ung thư của Anh Cancer Research UK cho biết đau tai không thuyên giảm trong vài ngày có thể là dấu hiệu của ung thư miệng, theo Express.

Ngoài ra, Phòng khám nổi tiếng của Mỹ Mayo Clinic cho biết các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư miệng có thể bao gồm:

Loét ở môi hoặc miệng không lành

Xuất hiện mảng trắng hoặc hơi đỏ ở bên trong miệng

Răng lung lay

Có khối u bên trong miệng

Đau miệng

Khó nuốt hoặc nuốt đau, theo Express.

Tổ chức về ung thư miệng của Anh Mouth Cancer Foundation cảnh báo rằng đa số các trường hợp t.ử v.ong do ung thư miệng là do phát hiện muộn, do không nhận ra các dấu hiệu của ung thư miệng và chưa biết rõ về các nguy cơ để cảnh giác.

trieu chung ky la o tai tiet lo ban co the bi ung thu mieng 55f 6603599

Đau tai không thuyên giảm trong vài ngày có thể là dấu hiệu của ung thư miệng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Cancer Research UK khuyến cáo nên đi khám ngay nếu:

Vết loét trong miệng không lành

Đau hoặc khó chịu trong miệng không khỏi

Nhận thấy các triệu chứng khác thường

Các triệu chứng không khỏi

Các triệu chứng đó có thể chưa chắc là ung thư, mà vì nhiều lý do khác nữa, nhưng cần phải được bác sĩ kiểm tra, Cancer Research UK nói.

Cancer Research UK cho biết, ung thư giai đoạn muộn là ung thư bắt đầu ở miệng hoặc hầu họng và đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

NHS cho biết nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, thì 9/10 trường hợp có thể chữa khỏi hoàn toàn chỉ bằng phẫu thuật, theo Express.

Cơ quan này cho biết: Nói chung, khoảng 6/10 người bị ung thư miệng sẽ sống được ít nhất 5 năm sau khi phát bệnh, và nhiều người sẽ sống lâu hơn nữa mà không bị ung thư quay trở lại.

trieu chung ky la o tai tiet lo ban co the bi ung thu mieng 701 6603599

Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, thì 9/10 trường hợp có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Những ai có nguy cơ cao bị ung thư miệng?

Người hút t.huốc l.á hoặc nhai t.huốc l.á.

Uống rượu quá mức, có thể làm tăng nguy cơ lên ​​gấp 4 lần, theo Express

Và nhiễm HPV cũng dễ dẫn đến ung thư miệng

NHS cho biết: Nam giới có nhiều nguy cơ bị ung thư miệng hơn phụ nữ. Có thể do nam giới thường uống nhiều rượu hơn.

Mouth Cancer Foundation cho biết 25% trường hợp ung thư miệng không có yếu tố nguy cơ đáng kể liên quan.

Ung thư miệng và cổ họng có thể phát triển và lây lan rất nhanh, vì vậy điều cần thiết là phải đi khám càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ mình có thể có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào, theo Express.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *