Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Communications Medicine, các nhà khoa học Anh đã phát hiện “một phân tử kích hoạt” có trong cà phê dẫn tới sự thay đổi khứu giác của những người mắc COVID-19.
Bài Viết Liên Quan
- Đừng nghiện cà phê nữa nhé, vì bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích cho cơ thể đấy!
- Chuyện gì sẽ xảy ra khi mẹ uống rượu bia trong thai kỳ?
- Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhi Covid-19 tại nhà
Phân tử có trong cà phê có thể dẫn tới sự thay đổi khứu giác của những người mắc COVID-19. Ảnh minh hoạ: AFP
Mất khứu giác là một triệu chứng của bệnh COVID-19, với ước tính khoảng 18% người trưởng thành ở Anh mắc triệu chứng này. Một số người cũng trải qua tình trạng rối loạn khứu giác, hay còn gọi là chứng parosmia – sự thay đổi trong nhận thức bình thường về mùi, theo đó, những mùi dễ chịu bị biến thành mùi hôi thối như mùi rác hoặc mùi cống rãnh. Cơ sở sinh học cho vấn đề này vẫn là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh hiện đã phát hiện một phân tử mùi mạnh dường như là nguyên nhân khiến người mắc chứng parosmia ngửi thành mùi hôi thối. Phân tử này được gọi là phân tử 2-furanmethanethiol, có trong cà phê. Người có khứu giác bình thường sau khi ngửi mùi này mô tả là giống mùi cà phê hay mùi bỏng ngô trong khi những người mắc chứng parosmia mô tả là mùi hôi thối.
Tiến sĩ Jane Parker, Giám đốc Trung tâm Flavour tại Đại học Reading đồng thời là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết đây là bằng chứng rõ ràng rằng rối loạn khứu giác không những liên quan tới hệ thần kinh mà còn có thể liên quan tới các thành phần trong thực phẩm.
Theo một cuộc khảo sát tiến hành mới đây trên quy mô toàn cầu, có khoảng 10% trong số những người mất khứu giác do COVID-19 mắc chứng parosmia và tỉ lệ này đã tăng lên 47% khi những người này được phỏng vấn lại sau đó 6 hoặc 7 tháng.
Phân tử gây ra chứng parasmia có phổ biến nhất trong cà phê, socola, thịt, hành tây và kem đ.ánh răng.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học Anh tiến hành thử nghiệm đối với các tình nguyện viên mắc chứng parosmia và những người không mắc chứng này khi cho từng người ngửi mùi hương cà phê, rồi sau đó tiến hành so sánh. Từ hàng trăm hợp chất hương thơm có trong cà phê, những người mắc parosmia có thể chỉ ra hợp chất nào gây ra chứng bệnh này.
Kết quả cho thấy trong số 29 tình nguyện viên, các nhà khoa học đã phát hiện 15 hợp chất phổ biến nhất trong cà phê gây ra chứng parosmia, với “thủ phạm” hàng đầu là hóa chất được đặt tên 2-furanmethanethiol mà 20 tình nguyện viên cho rằng có mùi kinh khủng.
Mũi có hơn 400 cơ quan khác nhau cảm thụ mùi, với mỗi cơ quan nhạy cảm với các mùi hương khác nhau. Theo Tiến sĩ Jane Parker, hóa chất 2-furanmethanethiol có ngưỡng quá thấp để cơ quan cảm thụ khứu giác có thể nhận được và có thể là một trong những hóa chất đầu tiên gây ra rối loạn khứu giác. Tiến sĩ Parker cho rằng não bộ dường như đã “phân loại nhầm” mùi này, đồng thời cho rằng các nhà khoa học cần làm sáng tỏ về yếu tố điều kiện này.
Trong khi đó, ông Simon Gane, một trong những người tham gia nghiên cứu thuộc Viện tai mũi học Hoàng gia Anh và bệnh viện nha khoa Eastman cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên làm sáng tỏ về cơ cấu trong mũi và các nhà khoa học vẫn còn phải đi một chặng đường dài mới làm sáng tỏ được vấn đề này.
Mất ngửi hậu COVID-19, có thuốc nào để chữa?
Rối loạn khứu giác (mất ngửi) đang là một trong những di chứng gây phiền toái nhất của bệnh nhân hậu COVID-19.
Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nói chung mà còn làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
1. Cơ chế ngửi hoạt động như thế nào?
Khứu giác là giác quan đầu tiên chúng ta sử dụng khi vừa chào đời và trung bình cứ mỗi 50 gene lại có 1 gene được giành cho giác quan này.
Để ngửi được bình thường phải hội tụ đủ 3 yếu tố sau:
Đường dẫn truyền thần kinh khứu giác phải toàn vẹn, không được ngắt quãng. Đường hô hấp phải thông thoáng để không khí đi đến được vùng ngửi ở mũi. Chất cần ngửi phải đủ nồng độ trong không khí mà mũi có thể ngửi được (ở trạng thái bay hơi, tan được trong nước và mỡ, có ít nhất 1015 các phân tử mùi trong 1mL không khí).
Hoạt động của khứu giác (ngửi) có thể tóm tắt như sau:
– Phân tử mùi trong không khí đến vùng ngửi của mũi (trần của mỗi hốc mũi), được các tế bào khứu giác tiếp nhận và tín hiệu về trung ương dưới dạng xung thần kinh.
– Các xung thần kinh sẽ đến hành khứu giác rồi sau đó đến đồi thị (các vị trí trong não) và cuối cùng là vỏ não.
– Vỏ não sẽ phân tích và giúp chúng ta nhận ra mùi hương đó gì.
Hoạt động của khứu giác.
2. Mối liên hệ giữa COVID-19 và chứng mất khứu giác (mất ngửi)
Trong số những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn vật lý của mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Điều này là do:
– SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào chủ yếu thông qua sự tương tác giữa protein Spike của virus (protein S) và thụ thể Angiotensin-Converting Enzyme 2 (ACE2) trong tế bào đích. Thông thường, vị trí SARS-CoV-2 xâm nhập là phổi và đường tiêu hóa.
Mới đây, các nhà khoa học còn phát hiện ra một enzym furin protease làm tăng khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2, đồng thời cung cấp một con đường để virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, trong đó có khứu giác (vì tế bào mũi có mật độ thụ thể ACE2 cao).
– SARS-CoV-2 đi vào thần kinh trung ương thông qua thần kinh khứu giác (số 1) hoặc dây thần kinh sinh ba (số 5). Ban đầu, n.hiễm t.rùng và viêm thần kinh trung ương có thể tương đối nhẹ và gây tổn thương khứu giác. Nguyên nhân của mất khứu giác liên quan đến COVID-19 có thể là kết quả của sự tắc nghẽn các khe khứu giác, do đó ngăn cản sự kích hoạt các tế bào thần kinh cảm giác trong biểu mô khứu giác.
– Có một tế bào khác trong mũi nằm cạnh các tế bào thần kinh khứu giác được gọi là tế chống đỡ biểu hiện ACE2. Các tế bào này có chức năng hỗ trợ cho các tế bào thần kinh khứu giác trong mũi và có thể c.hết do n.hiễm t.rùng. Tuy nhiên, việc mất đi các tế bào chống đỡ không dẫn đến cái c.hết của các tế bào thần kinh khứu giác mà gây ra rối loạn chức năng cảm giác (gây ra bởi sự co lại của lông mao), điều này có thể giải thích cho việc mất khứu giác đột ngột.
Phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
3. Xử trí mất khứu giác hậu COVID-19
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân bị rối loạn khứu giác có thể hồi phục từ 15 đến 20 ngày sau khi bệnh khởi phát. Điều này có nghĩa là rất nhiều người sẽ tự cải thiện tình trạng ngửi mà không cần điều trị cụ thể nào. Tuy nhiên, có không ít trường hợp rối loạn khứu giác kéo dài quá thời gian đó cần điều trị thích hợp.
Dưới đây là một số liệu pháp được đưa ra dựa trên bằng chứng khoa học:
3.1 Huấn luyện khứu giác
Huấn luyện khứu giác được coi là phương pháp điều trị thay thế duy nhất hiện nay cho chứng mất khứu giác hậu COVID-19 có cơ sở khoa học vững chắc. Mục đích của liệu pháp này là kết hợp trí nhớ và khứu giác. Trong 12 tuần, bệnh nhân thực hiện một buổi vào buổi sáng trước khi ăn sáng và một buổi vào buổi tối trước khi ăn tối. Bệnh nhân được khuyên nên ngửi 6 loại tinh dầu như sả, hoa hồng, đinh hương, phong lữ hoa hồng, bạc hà và hạt cà phê; cố gắng nhận biết mùi mà không được đọc nhãn ghi trên chai.
Trong số những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn vật lý của mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác thường không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
3.2 Sử dụng caffeine
Việc sử dụng caffeine cho mục đích này dựa trên ái lực của nó với các thụ thể adenosine A2A. Caffeine đối kháng với thụ thể adenosine A2A trong khứu giác, là một trong những vùng chính bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV-2.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine giúp tăng cường khứu giác ở những người bị COVID-19. Tỷ lệ phục hồi thấp nhất liên quan đến những bệnh nhân có bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh tim, trong khi những người không có bệnh nền phục hồi nhanh hơn sau khi uống cà phê.
Việc sử dụng cà phê như một chiến lược phục hồi khứu giác trong chứng mất khứu giác đã được áp dụng theo các biến thể khác nhau. Sử dụng các mùi như mùi thảo mộc, gừng, bạc hà, cà phê và chanh để giúp bệnh nhân xác định các mùi khác nhau.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng caffeine giúp tăng cường khứu giác ở những người bị COVID-19.
3.3 Vitamin A
Axit retinoic (RA) – một chất chuyển hóa của vitamin A, là một trong những nội tiết tố của tuyến giáp. Đây là một chất điều hòa phiên mã quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo mô. Vitamin A có thể thúc đẩy khả năng tái tạo biểu mô thần kinh khứu giác.
3.4 Axit alpha-lipoic (ALA)
Các nhà khoa học đã tìm thấy mức độ cao hơn của cytokine TNF- (t.iền viêm) trong biểu mô khứu giác ở những bệnh nhân mắc COVID-19, cho thấy rằng tình trạng viêm trực tiếp của biểu mô khứu giác có thể đóng một vai trò trong việc mất khứu giác cấp.
Theo các báo cáo trước đây, axit alpha-lipoic (ALA) có thể làm giảm hoạt động của ACE2 sau khi SARS-CoV-2 sao chép, dẫn đến ức chế sự biểu hiện của các cytokine gây viêm. Tuy nhiên, các tác dụng phụ thường gặp về thần kinh bao gồm nhức đầu, chóng mặt và lú lẫn.
Hướng dẫn của Hiệp hội Mũi học Anh cho hay, ALA không được khuyến cáo cho bệnh nhân mất khứu giác như một triệu chứng đơn lẻ trong hơn 2 tuần hoặc sau khi giải quyết bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào khác.
3.5 Corticoid
Hiệp hội Mũi học Anh khuyến cáo sử dụng corticoid dạng xịt mũi ở bệnh nhân mất khứu giác hậu COVID-19 trong hơn 2 tuần liên quan đến các triệu chứng ở mũi, nhưng không khuyến cáo sử dụng dạng uống. Có thể sử dụng một số biệt dược corticoid dạng xịt mũi như: Beclometasone, budesonide và fluticasone.
Mặc dù không có dữ liệu kết luận về việc sử dụng corticoid cho chứng mất khứu giác hậu COVID-19, nhưng có bằng chứng rõ ràng cho thấy hiệu quả của loại thuốc này ở những bệnh nhân có hội chứng suy hô hấp nặng cần thở máy vì hoạt tính của nó giúp giảm viêm trong hệ thống hô hấp.
Tuy nhiên, thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ khi sử dụng không hợp lý như loãng xương, tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng, tăng nhãn áp, glocom, da teo mỏng, hội chứng Cushing (hiện tượng mặt tròn như mặt trăng, lắng đọng mỡ ở vùng cổ, lưng trong khi chân tay teo nhỏ)…
Corticoid dạng hít thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, một số tác dụng phụ thường gặp (nấm miệng, khàn giọng) nên cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng.
3.6 Theophylline
Một nghiên cứu toàn diện liên quan đến những bệnh nhân bị mất khứu giác hậu COVID-19 đã xác định rằng mức độ cAMP và cGMP (chất truyền tin) trong nhầy mũi thấp hơn so với những người khỏe mạnh. Theophylline được cho là có tác dụng làm tăng các chất dẫn truyền thứ cấp, chẳng hạn như cAMP và cGMP, do đó hỗ trợ tái tạo biểu mô thần kinh khứu giác.
Điều trị bằng đường uống của nhóm này bị hạn chế do các tác dụng phụ bao gồm rối loạn giấc ngủ, tiêu hóa, nhịp tim nhanh, lo lắng. Mặt khác, sự cải thiện triệu chứng khi sử dụng thuốc này qua đường xịt mũi diễn ra nhanh hơn và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ toàn thân nào.
4. Lời khuyên của thầy thuốc
Người bệnh mất khứu giác hậu COVID-19 nên:
– Chỉ dùng thuốc khi được sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ, đặc biệt là với corticoid.
– Vệ sinh môi trường xung quanh, tránh khói bụi làm kích thích phản ứng viêm ở đường thở trên.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe.
– Đối với bệnh nhân có t.iền sử bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen… cần hết sức tránh các tác nhân dị ứng.
– Luyện tập thường xuyên các bài tập phục hồi khứu giác.
BS. Đặng Xuân Thắng
Trường Đại học Y Dược, Đại học Duy Tân Đà Nẵng