Tối 16.7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Đà Nẵng ban hành kế hoạch tiêm chủng toàn thành phố, với quy mô tiêm vắc xin 20.000 người/ngày.
Bài Viết Liên Quan
- Cách chế biến thực phẩm có ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột
- 5 siêu thực phẩm của Nhật Bản
- Bị nấm tai do lấy ráy ở tiệm cắt tóc
Đà Nẵng triển khai kế hoạch tiêm vắc xin với tiến độ tiêm 20.000 người/ngày. Ảnh AN DY
Cụ thể, Đà Nẵng sẽ thiết lập từ khoảng 110 điểm tiêm chủng tại các quận, huyện và 2 điểm tiêm chủng tại Bệnh viện Đà Nẵng, để triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho các đối tượng ưu tiên.
Xếp theo thứ tự ưu tiên đó là lực lượng tuyến đầu chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy phát triển kinh tế. Bao gồm người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân); người tham gia phòng chống dịch; lực lượng quân đội, công an, nhân viên ngoại giao; nhân viên làm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; người cung cấp dịch vụ thiết yếu như hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước; giáo viên, học sinh, sinh viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục đào tạo; các ngành thường xuyên tiếp xúc với nhiều người…
Kế đến là những người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 t.uổi, người sinh sống tại các vùng có dịch, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội. Những người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài, hoặc có nhu cầu xuất cảnh để học tập, lao động, chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sắc đẹp, dược, vật tư y tế, cơ sở bán lẻ, bán buôn ở chợ, công trình xây dựng, người lao động tự do…
Phạm vi triển khai trên quy mô toàn thành phố, trong đó ưu tiên cho các khu vực đang có dịch, các quận huyện có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân…
Dự kiến, đợt 1 sẽ triển khai tiêm mũi thứ hai cho các đối tượng đã tiêm mũi thứ nhất và tiêm mũi thứ nhất cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch, tuyến đầu trong thúc đẩy phát triển kinh tế. Ưu tiên cho công nhân, người lao động thuộc các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh từ 1.000 người trở lên; người cung cấp dịch vụ thiết yếu… Các đợt tiếp theo tiếp tục triển khai tiêm mũi thứ hai cho người đã được tiêm mũi một và các đối tượng còn lại.
Kế hoạch này của Đà Nẵng sẽ được cập nhật điều chỉnh theo tình hình diễn biến dịch và khả năng cung ứng vắc xin, với mục tiêu phòng chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng. Mục tiêu, trên 90% người trong độ t.uổi tiêm chủng được tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 theo từng đợt phân bổ vắc xin, đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng.
Các nước đã hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam như thế nào?
Đẩy mạnh công tác đối ngoại về vấn đề vắc xin, Việt Nam đang tiến gần tới mục tiêu 150 triệu liều, đủ cung cấp cho 70% dân số theo nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Lô vắc xin 2 triệu liều của Hãng Moderna tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 10-7 – Ảnh: NAM TRẦN
Nhật Bản và Úc là những quốc gia mới nhất chuyển vắc xin tới cho Việt Nam. Đây là kết quả từ các nỗ lực vận động chính phủ các nước và các hãng sản xuất bán vắc xin cho Việt Nam.
Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết tính tới nay, Việt Nam đã nhận được cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vắc xin.
Trong số này, có 38,9 triệu liều do chương trình tiếp cận vắc xin toàn cầu COVAX tài trợ, 30 triệu liều AstraZeneca theo hợp đồng ký với Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam VNVC.
Ngoài ra, Chính phủ đã ký thỏa thuận cung cấp 31 triệu liều với Hãng Pfizer của Mỹ, và 5 triệu liều Moderna của Mỹ, ủy quyền cho Công ty Zuellig Pharma Việt Nam.
Hiện Việt Nam còn đàm phán mua 55 triệu liều khác, gồm 40 triệu liều Sputnik V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, và 15 triệu liều Covaxin Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao cho biết nỗ lực vận động vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu hiện nay.
“Trên cơ sở vận động và đàm phán tích cực, quyết liệt, chỉ trong hơn một tháng qua số lượng vắc xin ta tiếp nhận đã tăng lên đáng kể”, thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết.
Tính đến ngày 12-7, Việt Nam đã nhận được khoảng 8 triệu liều vắc xin, và sắp tới sẽ tiếp tục nhận thêm từ các nguồn đã đàm phán mà các nước và hãng sản xuất đồng ý chuyển giao sớm, cũng như từ nguồn hỗ trợ của các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế.
Công tác ngoại giao vắc xin, theo Bộ Ngoại giao, đã đạt được một số kết quả. Cụ thể, COVAX chính thức tiếp tục phân bổ thêm 1.065.870 liều Pfizer-BioNTech cho Việt Nam trong thời gian từ tháng 7 tới tháng 9-2021. Trước đó, COVAX đã chuyển cho Việt Nam khoảng 4,5 triệu liều, và cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao cho biết ngoài việc hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu liều vắc xin Moderna cho Việt Nam như đã nêu, Mỹ cũng đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vắc xin. Nước Anh cũng cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vắc xin Anh hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương.
Tương tự, Nhật Bản tới nay đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 3 triệu liều AstraZeneca, bao gồm 1 triệu liều dự kiến giao ngày 16-7 tới.
Úc cam kết viện trợ Việt Nam 13,5 triệu AUD để mua vắc xin thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.
Trung Quốc viện trợ 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm ngày 20-6, và Nga đã tặng Việt Nam 1.000 liều Sputnik V từ ngày 16-3.