Nhiều người thắc mắc khi bị sốt xuất huyết có cần kiêng tắm gội hay không.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nếu mắc sốt xuất huyết thể nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể tắm bình thường. Tuy nhiên cần chú ý không nên tắm và ngâm người trong nước quá lâu, cChỉ nên tắm với nước ấm vừa phải, không tắm với nước lạnh, tắm xong cần sấy khô tóc.
Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, khi tắm cần chú ý không nên kỳ cọ mạnh để tránh c.hảy m.áu dưới ra hoặc trong cơ. Nếu bệnh nhân có tình trạng xuất huyết dưới da, giảm tiểu cầu thì không nên tắm gội mà chỉ nên dùng khăn ấm, lau qua người.
Bài Viết Liên Quan
- Con gái sẽ tự rước họa vào thân nếu không thay băng vệ sinh đúng giờ
- Sống khỏe giữa Covid-19: Bài tập yoga đơn giản giữ thân tâm bình an
- 5 thói quen đang dần hủy hoại dáng người của bạn
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thể nhẹ vẫn có thể tắm gội bình thường. (Ảnh minh họa: Vinmec)
Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong 7 ngày. Khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như c.hảy m.áu hoặc thoát huyết tương g.ây s.ốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây t.ử v.ong.
Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, mắt đỏ xung huyết, các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ngày thứ 4, 5 như cảnh đau bụng vùng gan, buồn nôn, tiểu ít, chân tay lạnh, có thể xuất huyết c.hảy m.áu dưới da, c.hảy m.áu cam, c.hảy m.áu chân răng…
Ở nữ giới có thể thêm hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông m.áu…
Bệnh sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu như phát hiện muộn. Chính vì vậy, người dân không nên chủ quan, khi có một trong những biểu hiện trên cần đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.
Bị sốt xuất huyết, nên và không nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Người bị sốt xuất huyết thường sốt cao và suy nhược, có thể dẫn đến chán ăn, để giúp phục hồi nhanh hơn, bạn nên ăn và tránh những thực phẩm dưới đây.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu từ 3 -14 ngày sau khi nhiễm bệnh, bao gồm sốt cao, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau cơ và khớp, mệt mỏi và phát ban trên da (thường xuất hiện từ 2-5 ngày sau khi bắt đầu sốt).
Sau khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể bị suy giảm, nếu để bệnh lâu khỏi có thể gây ra biến chứng. Do đó, điều quan trọng là người bệnh được chăm sóc đúng cách và tăng cường sức đề kháng. Một trong những biện pháp đơn giản là có một chế độ ăn uống hợp lý.
(Ảnh: Shutterstock)
Dưới đây là những thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên và không nên ăn để nhanh khỏi bệnh:
Thực phẩm nên ăn
Lá đu đủ
Lá đu đủ rất giàu các enzym như papain và chymopapain, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác.
Ngoài ra, lá đu đủ cũng được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết bởi vì khi mắc bệnh này, lượng tiểu cầu giảm đáng kể và lá đu đủ lại làm tăng số lượng tiểu cầu.
Bạn có thể sử dụng lá đu đủ dưới dạng nước ép. Tuy nhiên, không được quá lạm dụng phương pháp để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.
Quả lựu
Lựu rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ăn lựu làm giảm cảm giác kiệt sức và mệt mỏi.
Là một nguồn giàu chất sắt, lựu rất có lợi cho m.áu. Loại quả này cũng giúp duy trì số lượng tiểu cầu trong m.áu bình thường, rất cần thiết để phục hồi bệnh sốt xuất huyết.
Trái cây có múi
Cam và bưởi rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin C. Ăn cam, bưởi giúp tăng cường miễn dịch chống lại virus. Hơn nữa, chất xơ trong những loại quả này còn giảm tình trạng khó tiêu và buồn nôn cho người bệnh.
Kiwi
Kiwi chứa nhiều vitamin A, vitamin E và kali giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, đồng thời hạn chế tình trạng tăng huyết áp. Đồng trong quả kiwi đặc biệt giúp hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và xây dựng khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.
Nghệ
Nghệ là một chất khử trùng và giúp tăng cường trao đổi chất. Điều này giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là một nguồn vitamin K tuyệt vời hỗ trợ tái tạo tiểu cầu. Nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Do đo, loại thực phẩm này nên được đưa vào chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân sốt xuất huyết.
Cải bó xôi
Rau cải bó xôi là một nguồn thực phẩm giàu chất sắt và axit béo omega-3 giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.
Nước dừa
Bệnh sốt xuất huyết thường dẫn đến tình trạng mất nước. Vì vậy, sẽ vô cùng có lợi khi uống nước dừa bởi loại nước này giúp duy trì mức điện giải và giảm suy nhược.
(Ảnh: Shutterstock)
Nước trái cây
Nước ép trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam quýt, là nguồn cung cấp vitamin tốt, giúp tăng cường miễn dịch và khắc phục tình trạng suy nhược.
Ăn cháo loãng
Ăn cháo vừa cung cấp carbohydrate vừa khiến người bệnh cảm thấy dễ nuốt và cũng dễ tiêu hóa hơn, từ đó giúp tránh bị đầy hơi và nặng bụng sau khi ăn quá nhiều.
Thực phẩm nên tránh
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến huyết áp cao và cholesterol cao. Điều này có thể gây cản trở con đường hồi phục của bạn vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Thức ăn cay
Thức ăn cay là điều tối kỵ đối với bệnh nhân sốt xuất huyết. Nó có thể khiến axit tích tụ trong dạ dày và dẫn đến loét và tổn thương thành mạch. Tổn thương này cản trở quá trình hồi phục vì cơ thể đang phải chống chọi với bệnh tật.
Đồ uống có chứa caffein
Cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng nhưng bạn nên tránh đồ uống có chứa caffein. Những thức uống này gây nhịp tim nhanh, mệt mỏi, và phá vỡ cơ bắp.