Khàn giọng không phải là bệnh nặng nhưng gây khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt khàn tiếng kéo dài còn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh.
Chị Nguyễn Thị Hiếu – Thành phố Thái Bình chia sẻ suốt 3 năm vừa qua, chị luôn trong tình trạng bị khàn tiếng, có lúc khó nói, nói hụt hơi thậm chí mất tiếng. Chị Hiếu bán hàng online nên thường xuyên phải nói. Tuy nhiên, khàn tiếng khiến chị nói cũng khó khăn, phải thuê người về bán hàng.
Chị Mai Thị Phượng, Hà Đông, Hà Nội cũng bị khàn giọng. Chị đọc trên mạng thông tin khàn giọng là biểu hiện của ung thư thanh quản. Chị Phượng đi kiểm tra bác sĩ cho biết bị hạt xơ thanh quản. Cuộc sống của chị Phượng bị ảnh hưởng ngay cả việc dạy con cũng không thể nói to, lúc nào cũng thì thào. Nhiều lần, chị Phượng ức chế muốn lớn tiếng với con cũng đành chịu.
Bài Viết Liên Quan
- Bác sĩ da liễu cảnh báo bệnh về da dễ bị chẩn đoán nhầm
- Chỉ một vết mò đốt có thể mắc bệnh sốt mò nhiều biến chứng nguy hiểm
- 3 triệu chứng sớm cảnh báo ung thư t.iền liệt tuyến
Hình ảnh hạt xơ thanh quản.
Anh Bùi Đức – Thường Tín, Hà Nội đến khám tại BV Tai Mũi Họng Trung ương vì khàn tiếng kéo dài. Trước đó, anh Đức đi nội soi ở một phòng khám bác sĩ thấy có sùi loét ở dây thanh nghi ngờ ung thư thanh quản nên giới thiệu anh Đức lên tuyến trên khám.
Kết quả, sinh thiết bác sĩ cho biết anh bị ung thư thanh quản. Nguyên nhân do thói quen uống rượu và hút thuốc. Anh Đức mới 43 t.uổi, công việc chính là bán vật liệu xây dựng. Khi phẫu thuật xong anh đối diện nguy cơ không nói được hoặc giọng nói lớ lớ khiến anh lo lắng.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, nhiều người vẫn nghĩ khàn giọng chỉ vì nói nhiều, nói lớn tiếng, hay chỉ vì cảm cúm…Điều đó hoàn toàn đúng với thực tế bởi đơn giản ai cũng có thể mắc phải, và chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lí, hoặc dùng thuốc vài ngày thì sẽ khỏi. Có lẽ vì vậy nên nhiều trường hợp khàn giọng do các bệnh lý nguy hiểm đã bị bỏ qua.
BS An cho biết khàn tiếng là hiện tượng thay đổi bất thường trong giọng nói của bạn với triệu chứng phổ biến là khô, ngứa cổ họng. Khi bạn bị khàn tiếng, giọng nói của bạn sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm bạn phát ra sẽ yếu hơi, nghe trần và nhỏ.
PGS An tư vấn cho bệnh nhân.
Khàn giọng biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh quản, polyp thanh quản, thậm chí ung thư thanh quản.
Viêm thanh quản: thường gây phù nề thanh quản, gây khàn tiếng, mất tiếng. Nếu viêm thanh quản cấp điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi nhanh. Nếu viêm thanh quản mạn tính, tình trạng khàn tiếng thường kéo dài và dễ tái phát.
Hạt xơ dây thanh quản hay u xơ dây thanh quản là tình trạng xuất hiện các hạt xơ nhỏ ở hai bên dây thanh. Chúng thường có chân rộng, nằm ở ⅓ giữa dây thanh, kích thước tương tự và thường mọc đối xứng nhau.
Bệnh lý dây thanh này thường xuất hiện ở những ngành nghề đòi hỏi sử dụng giọng nói nhiều với tần suất và cường độ lớn, nhất là ca sĩ, giáo viên, người dẫn chương trình, người bán hàng….
Polyp thanh quản là sự hình thành những khối u nhỏ ở mặt trên hoặc bờ trong của dây thanh, là một tổn thương lành tính. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến giọng nói, gây bất lợi trong giao tiếp với mọi người.
Ung thư thanh quản là bệnh lý nguy hiểm nhất cảnh báo từ dấu hiệu khàn tiếng. PGS An cho biết người bệnh thường bị khàn tiếng kéo dài, sau đó ho khan, có thể ho ra m.áu, sụt cân. Ung thư thanh quản có thể phát triển ở bất kì phần nào của thanh quản.
Khi ung thư thanh quản di căn, các tế bào ung thư thường xâm lấn đến hạch bạch huyết lân cận ở vùng cổ. Các tế bào ung thư có thể xâm lấn đến mặt sau của lưỡi, thành phần khác của họng và cổ, đến phổi và các bộ phận khác của cơ thể.
Khi bị khàn giọng, bác sĩ An khuyến cáo bạn nên hạn chế nói chuyện và la hét nhiều trong thời gian bị khàn giọng. Uống nhiều nước ấm. Tránh chất chứa caffeine và rượu, vì chúng có thể làm khô cổ họng của bạn. Hạn chế hút t.huốc l.á vì t.huốc l.á có thể gây kích thích cổ họng của bạn.
Bàn chân bị tê khi đang tập luyện cảnh báo điều gì?
Khi tập luyện các phản ứng sinh học sẽ nhanh và mạnh hơn, trong một số trường hợp người tập sẽ bắt đầu cảm thấy bàn chân, bày tay bị tê.
Khi bắt đầu tập, cơ thể sẽ nóng lên, tim đ.ập nhanh hơn, hơi thở dồn dập. Những phản ứng này sẽ đi đôi với dòng m.áu lưu thông trong cơ thể nhanh hơn.
Trong khi tập luyện, các mao mạch sẽ giãn nở, giúp m.áu lưu thông nhanh hơn gấp 20 lần so với bình thường. Khi m.áu c.hảy dồn vào cơ bắp, cơ thể bắt đầu chuyển hóa đường glucose thành năng lượng. Quá trình này sẽ cần nhiều oxy.
Đặc biệt, nhu cầu oxy còn tăng cao hơn khi tập luyện thể thao. Do đó, không có gì lạ khi cơ thể bị thiếu oxy. Vì bàn tay, bàn chân ở xa tim nhất nên các biểu hiệu thiếu oxy đầu tiên sẽ xuất hiện tại các vị trí này, biểu hiện là cảm giác ngứa ran ở bàn tay, bàn chân.
Cảm giác ngứa ran hoặc tê này còn liên quan đến vấn đề lưu thông m.áu kém do làm việc dưới thời tiết lạnh, hút thuốc, thiếu vitamin.
Một lý do khác khiến bàn chân bị tê khi tập luyện còn có thể do mang giày không phù hợp. Nếu giày quá chật có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở bàn chân, hệ quả là gây tê ngứa.
Khi áp lực này được cởi bỏ thì cảm giác tê ngứa cũng hết. Do đó, biện pháp tức thời là hãy nới lỏng dây giày, sau đó tìm mua đôi giày phù hợp. Lúc chọn giày, mọi người cần lưu ý là khi tập luyện, bàn chân sẽ tạm thời phình to ra một chút. Dựa vào yếu tố này với độ dày của vớ, người tập nên chọn đôi giày hơi rộng một chút so với kích cỡ bàn chân.
Ngoài ra, một số loại bệnh cũng khiến bàn chân ngứa ran khi tập luyện như biến chứng tiểu đường, đa xơ cứng hay các bệnh gây tổn thương dây thần kinh khác cũng có thể khiến bàn chân bị tê ngứa.
Nếu người tập cảm thấy lo lắng về tình trạng tê ngứa bàn chân khi tập luyện thể thao thì đừng ngần ngại đến bác sĩ kiểm tra.