TP Cần Thơ có trên 4.840 ca mắc sốt xuất huyết

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ, tính đến ngày 27-9-2022, Cần Thơ ghi nhận 4.846 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), xếp thứ 10 trong 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam.

So với cùng kỳ 2021, tăng 4.107 ca, không xảy ra ca t.ử v.ong. Số ca mắc tăng cao từ tháng 4-2022 và tiếp tục tăng mạnh trong 5 tháng trở lại đây.

tp can tho co tren 4840 ca mac sot xuat huyet 7a9 6669335

Nhân viên y tế kiểm tra lăng quăng trong dụng cụ chứa nước.

Trong đó, 4 quận, huyện có số ca mắc cao nhất, gồm: Ninh Kiều (1.145 ca), Thốt Nốt (799 ca), huyện Vĩnh Thạnh (634 ca), huyện Cờ Đỏ (522 ca).

Toàn thành phố ghi nhận 319 ổ dịch: Vĩnh Thạnh (62 ổ dịch), Thốt Nốt (54 ổ dịch), Cờ Đỏ (44 ổ dịch), Ninh Kiều (38 ổ dịch), Ô Môn (32 ổ dịch), Thới Lai (27 ổ dịch), Bình Thủy (34 ổ dịch), Phong Điền (20 ổ dịch), Cái Răng (08 ổ dịch). Về phân độ ca mắc SXH: số ca SXH dengue có dấu hiệu cảnh báo là 219 ca (219/09) tăng 210 ca, số ca sốc SXH là 93 ca (93/07) tăng 86 ca so cùng kỳ 2021.

CDC Cần Thơ khuyến cáo người dân chủ động vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà, diệt muỗi, lăng quăng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên… để phòng bệnh SXH.

Sốt xuất huyết tăng mạnh ở Hà Nội, có ổ dịch bùng phát 1,5 tháng

Dịch bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh ở miền Bắc, trong đó, tại Hà Nội, số ca mắc tăng mạnh trong gần 1 tháng qua và có những ổ dịch bùng phát suốt 1,5 tháng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tuần qua, Hà Nội ghi nhận hơn 300 ca mắc sốt xuất huyết. Như vậy, từ đầu năm đến nay, số ca mắc được phát hiện trên địa bàn thành phố là gần 1.500 trường hợp, tăng hơn 3 lần so với số bệnh nhân sốt xuất huyết cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, có những ổ dịch như tại thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, kéo dài suốt 1,5 tháng vẫn chưa khống chế được triệt để.

sot xuat huyet tang manh o ha noi co o dich bung phat 15 thang 904 6644502

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội.

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì cho biết, ổ dịch này ghi nhận ca bệnh đầu tiên từ ngày 1/8. Đến nay đã phát hiện 55 bệnh nhân, chiếm hơn 73% ca bệnh của toàn xã.

“Nguyên nhân xuất hiện ổ dịch là tháng 8 vừa qua là thời điểm mưa nhiều, đọng nước, thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, bọ gậy phát triển thành muỗi. Trước đó việc vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa được triển khai, chỉ khi có ca bệnh mới làm. Để xử lý ổ dịch, chúng tôi đã phun thuốc diệt muỗi tại ổ dịch này 4 lần… “, BS Nguyễn Thị Xuân Quỳnh cho biết.

Theo kết quả giám sát trọng điểm, nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng, cho thấy nguy cơ cao dịch sốt xuất huyết lan rộng nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả. Tuy chưa ghi nhận trường hợp t.ử v.ong nhưng số ca bệnh tăng cao hiện nay gây áp lực cho các cơ sở y tế và đã có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nặng, nguy kịch phải thở máy.

Nhiều trường hợp nhầm lẫn các triệu chứng sốt xuất huyết với những biểu hiện của bệnh cúm A và COVID-19 nên nhập viện muộn, dẫn đến bệnh chuyển biến nặng. Một số bệnh nhân mắc đồng thời cả sốt xuất huyết và COVID-19, khiến việc điều trị gặp khó khăn.

“Căn cứ vào quy luật dịch hàng năm và thời tiết cho thấy, dự báo tháng 10 và tháng 11 dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát rất mạnh tại Hà Nội. Thời tiết hiện nay rất thất thường, đợt này nắng nóng kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển, khiến dịch bệnh càng khó kiểm soát”, BS chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Minh, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội nhận định.

Thành phố Hà Nội đang duy trì các đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch nhằm đáp ứng những tình huống dịch chồng dịch có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *