Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta. Đây là một trong những bệnh lý về tiêu hóa với diễn biến thầm lặng, kéo dài và có thể tiến triển và để lại những tổn thương nghiệm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bài Viết Liên Quan

trao nguoc da day thuc quan nguyen nhan trieu chung va dieu tri d25 6464482

1.Tổng quan về trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược thực quản là hiện tượng có dịch và thức ăn trào lên thực quản, nó được coi là hiện tượng sinh lý bình thường nếu không gây ra triệu chứng hay biến chứng gì. Khi hiện tượng trào ngược gây ra các triệu chứng và/hoặc biến chứng ở thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Các triệu chứng điển hình là ợ nóng, ợ chua, trớ…

Đối với những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhẹ với các triệu chứng trào ngược không thường xuyên, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Bởi vậy, chế độ ăn uống và thay đổi lối sống là bước đầu tiên phổ biến nhất khi quyết định các lựa chọn điều trị.

2.Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Cho đến nay người ta cũng chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh. Các nguyên nhân hay đúng hơn là các yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.

Bình thường khi nuốt thức ăn, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra và cho phép đồ uống, thức ăn đi xuống dạ dày. Sau đó đóng lại để ngăn dòng trào ngược, tuy nhiên trong trường hợp cơ này bị yếu hoặc đóng – mở bất thường sẽ dẫn đến trào ngược.

Nguyên nhân khác gây trào ngược gồm:

-Tại dạ dày là do tình trạng tăng tiết axit, ứ đọng thức ăn, chậm làm rỗng, tăng áp lực trong dạ dày hoặc ổ bụng.

– Giải phẫu thực quản: Thực quản quá ngắn, u thực quản, thoát vị hoành

– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

-Túi acid: Túi acid được hình thành trong vòng 15 phút và kéo dài đến 90 phút sau ăn. Có thể nằm dưới cơ hoành hoặc trên cơ hoành, tồn tại ở người bị trào ngược dạ dày thực quản lâu hơn người bình thường. Túi acid được xem là một trong những nguyên nhân của acid trào ngược vào thực quản sau khi ăn.

-Do dùng thuốc như aspirin, thuốc NSAID và thuốc khác

-Do ăn uống nhiều rượu bia, nước có gas, hút t.huốc l.á.

-Do bị stress

-Yếu tố gene gia đình; mang thai

trao nguoc da day thuc quan nguyen nhan trieu chung va dieu tri 978 6464482

Ngoài dấu hiệu ợ nóng còn có các dấu hiệu nuốt nghẹn, nuốt đau, nuốt khó, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ…khi mắc trào ngược dạ dày thực quản.

3. Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng tại thực quản bao gồm những triệu chứng điển hình của bệnh là ợ nóng, ợ trớ .Ợ nóng, bệnh nhân có cảm giác nóng rát vùng ngực, lan từ xương ức lên cổ. Ợ trớ là sự tống tháo ngược dịch ứ đọng trong thực quản lên miệng.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu: đau ngực, nuốt nghẹn, nuốt đau, nuốt khó, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ…vv

Triệu chứng ngoài thực quản với các biểu hiện không điển hình ngoài thực quản như: viêm thực quản, hen phế quản, viêm xoang, ho mạn tính, đau ngực không do tim, mòn men răng. Không có triệu chứng đặc hiệu, thường gặp đau vùng thượng vị khi ấn.

4. Ai dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn . Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:

-Người bị thừa cân hoặc béo phì vì có thể tạo sức ép lên bụng;

– Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược;

– Người phải sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc trị hen suyễn, thuốc kháng histamine, t.huốc a.n t.hần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs;

– Người hút t.huốc l.á hoặc hút t.huốc l.á thụ động do khói thuốc khi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày;

– Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày, hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì.

– Ngoài ra, người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, ăn nhiều đồ chua, ăn nhiều dầu mỡ, lười vận động, nằm liền sau ăn… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.

Căng thẳng hay stress do áp lực trong công việc và cuộc sống cũng là yếu tố thường gặp gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản đặc biệt ở người trẻ.

5. Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh khi không được điều trị đúng cách.

Các biến chứng thường gặp là:

Viêm loét thực quảnHẹp thực quảnBarrett thực quảnXuất huyết thực quảnRò thực quảnUng thư thực quản

6. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Khi nghi ngờ các bác sĩ sẽ chỉ định khám và chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp như: Nội soi, đo pH thực quản 24h; Chụp thực quản dạ dày có cản quang; Test Bernstein; Mô bệnh học,.. trong đó nội soi đ.ánh giá niêm mạc dạ dày và những biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản như: viêm loét thực quản, Barret thực quản, xuất huyết thực quản, ung thư thực quản.

Nội soi thực quản dạ dày sẽ chỉ định khi người bệnh có thêm những dấu hiệu báo động sau:

T.uổi trên 40;Nuốt khó nặng dần;Nuốt dau;Sụt cân không chủ ý;Thiếu m.áu mới xuất hiện;Nôn ra m.áu và/ hoặc đi cầu phân đen;T.iền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày, ung thư thực quản;Sử dụng thuốc NSAIDS dài ngày hoặc có những biểu hiện bất thường nghi ngờ khác.

7. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Mục đích điều trị là làm giảm các triệu chứng của người bệnh, làm lành tổn thương tại thực quản, chống tái phát viêm thực quản và các biến chứng của bệnh.

Nguyên tắc cơ bản của điều trị là điều chỉnh lối sống, điều trị bằng thuốc và có thể phẫu thuật chống trào ngược. … Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn các phương pháp cho thích hợp.

Tuy nhiên, người bệnh cần thay đổi lối sống, bỏ các thói quen có thể thúc đẩy trào ngược dạ dày thực quản và khuyến khích người bệnh chọn thói quen mới để mang lại lợi ích lâu dài. Cụ thể người bệnh cần ăn chậm nhai kỹ. Đừng vội nằm ngay sau khi ăn. Tránh đồ ăn có tính kích thích. Duy trì cân nặng thích hợp. Hãy cố gắng bỏ t.huốc l.á. Thư giãn, giảm stress.

8. Chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản phải ăn gì uống gì để giảm triệu chứng khó chịu gây ra do trào ngược acid? Theo khuyến cáo, lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp hạn chế những tổn thương đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.

– Ăn uống điều độ và lành mạnh cũng sẽ giúp kiểm soát được cân nặng, từ đó kiểm soát được tình trạng bệnh.

– Có nhiều nhóm thực phẩm có lợi cho người trào ngược dạ dày bao gồm:

Bánh mỳCác loại trái cây chứa ít acid như táo, lê, chuối.Các loại thực phẩm giầu đạm dễ tiêu: thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn góp phần giúp trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày.Các loại cá được chế biến bằng cách nướng, hấp hoặc nấu canh.

– Những loại thực phẩm người trào ngược dạ dày nên tránh bao gồm:

Nên tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ sẽ khiến cho dạ dày phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa, thời gian tiêu hóa thức ăn kéo dài sẽ tăng nguy cơ bị trào ngược.Bia, rượu và các thức uống có gas như nước ngọt sẽ làm trướng bụng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày thực quản.Các món ăn, trái cây có vị chua sẽ gây ra những tác hại không tốt cho người bệnh.

Tóm lại: Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh mạn tính ngày càng thường gặp hơn ở các nước châu Á và có khuynh hướng gia tăng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do các triệu chứng mà còn có thể gây các biến chứng nặng như loét thực quản, hẹp thực quản và ung thư hóa .

Việc chẩn đoán và điều trị cần được xem xét, cân nhắc kỹ để đạt kết quả tốt nhất, cũng như tránh bỏ sót những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi có biểu hiện người bệnh cần tới cơ sở có chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thay đổi lối sống góp phần cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, và giúp hạn chế khả năng mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa khác.

Những triệu chứng bất thường của bệnh đường tiêu hóa bạn nhất định phải đề phòng

Rối loạn tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc mà còn có thể gây nhiều biến chứng.

Nhận biết các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa là việc làm vô cùng cần thiết.

Nhịp sống hiện đại tất bật với công việc, ăn uống thất thường, áp lực công việc, stress, mệt mỏi, mất ngủ… đã trở thành yếu tố khiến cho người bệnh dễ dàng mắc các bệnh đường tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh tiêu hóa thường gặp và những triệu chứng nổi bật nhất.

1. Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào?

Tiêu hóa là quá trình hữu cơ phá vỡ và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đi qua thành ruột rồi đi vào m.áu. Quá trình tiêu hóa bắt đầu ở miệng, thức ăn được nghiền, trộn với nước bọt sau đó xuống tiêu hóa ở dạ dày.

Khi thức ăn đến dạ dày, nó sẽ tồn tại trong khoảng 4 đến 5 giờ. Dạ dày sẽ tiết ra chất nhầy, axit để tiêu hóa thức ăn. Sau tác động của dịch dạ dày và enzyme, thức ăn sau đó đi vào ruột non. Tại đây enzyme tiếp tục được tiết ra để biến thức ăn thành các hạt nhỏ có thể hấp thụ vào m.áu.

Mắc bệnh lý tiêu hóa là khi có sự trục trặc ở một trong các khâu này. Tức là, các chức năng của đường tiêu hóa không được thực hiện thành công. Người bệnh trong những trường hợp này có thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, kém hấp thu, táo bón hoặc tắc nghẽn. Thậm chí có thể biểu hiện dấu hiệu trên da, niêm mạc như vàng da, vàng mắt, da xanh, niêm mạc nhợt…

nhung trieu chung bat thuong cua benh duong tieu hoa ban nhat dinh phai de phong 28f 6437583

Khi mắc các bệnh rối loạn đường tiêu hóa, người bệnh thường có triệu chứng đau bụng, buồn nôn…

2. Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp và những triệu chứng điển hình

2.1 Hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng chính của hội chứng ruột kích thích là đau bụng, có thể xảy ra trước hoặc sau khi đi tiêu. Mọi người cũng có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai.

Các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích có thể bao gồm: Đầy hơi, chất nhầy trắng trong phân, đi tiêu không hoàn toàn…

Sự kết hợp của các yếu tố có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Những người bị hội chứng ruột kích thích có nhiều khả năng đã trải qua các sự kiện đau buồn trong cuộc sống hoặc có tình trạng sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích cũng có thể phát triển sau khi bị n.hiễm t.rùng…

Để hạn chế hội chứng ruột kích thích cần thay đổi chế độ ăn uống, học cách giảm căng thẳng…

2.2 Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non xảy ra khi vi khuẩn từ ruột già di chuyển đến ruột non, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón…

Một người gặp các triệu chứng sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non lần đầu tiên nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể tư vấn cho họ về những loại thuốc hoặc thay đổi lối sống có thể giúp ích cho tình trạng của họ.

Những người đã được chẩn đoán sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non trước đó nên liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng đột nhiên trở nên tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc khi kế hoạch điều trị không còn nhiều hiệu quả.

2.3 Trào ngược dạ dày thực quản

nhung trieu chung bat thuong cua benh duong tieu hoa ban nhat dinh phai de phong 990 6437583

Trào ngược thực quản có thể gây viêm thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi chất trong dạ dày của một người trào ngược lên thực quản hoặc ống dẫn thức ăn. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây viêm thực quản, tức là thực quản bị viêm hoặc kích ứng. Tuy nhiên, một người cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản mà không bị viêm thực quản.

Các triệu chứng chung của trào ngược dạ dày thực quản với viêm thực quản bao gồm: ợ nóng, trào ngược axit, đau ngực, buồn nôn…

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, bỏ hút thuốc, dùng thuốc không kê đơn để kiểm soát các triệu chứng hoặc tiếp nhận các phương pháp điều trị giải quyết nguyên nhân cơ bản.

2.4 Sỏi mật

Túi mật là một túi nhỏ lưu trữ mật, mà cơ thể sử dụng trong quá trình tiêu hóa. Sỏi mật là những viên sỏi nhỏ hình thành trong túi mật. Trong hầu hết các trường hợp, một người có thể không biết rằng họ bị sỏi mật, vì chúng thường không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, mọi người có thể gặp các triệu chứng nếu sỏi mật hình thành trước một lỗ mở trong túi mật.

Các triệu chứng có thể bao gồm: Đau dai dẳng dưới xương sườn, ở bên phải của cơ thể, vàng da, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi…

Điều trị sỏi mật có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc một thủ thuật theo đó chuyên gia y tế sẽ loại bỏ sỏi mật khỏi ống mật.

2.5 Bệnh Celiac

Bệnh Celiac là một tình trạng tự miễn dịch khiến cơ thể tấn công niêm mạc ruột nếu một người ăn thực phẩm có chứa gluten. Bệnh Celiac là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây tổn thương ruột nếu không được điều trị.

Các triệu chứng của bệnh Celiac có thể bao gồm tiêu chảy dài ngày, táo bón, phân nhợt nhạt, có mùi hôi hơn bình thường, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa… Theo thời gian, bệnh Celiac không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như suy dinh dưỡng, làm mềm xương, các vấn đề về sinh sản…

2.6 Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột gây viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, thường xuyên nhất trong ruột non.

Một vài các triệu chứng chung của bệnh Crohn bao gồm: Tiêu chảy mạn tính, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau bụng.

Những người bị bệnh Crohn thường phải dùng thuốc để giảm viêm. Một số người cũng có thể thực hiện phẫu thuật. Một người càng sớm điều trị và kiểm soát các đợt bùng phát của họ, thì họ càng có cơ hội tránh được các biến chứng trong tương lai.

Những người bị tình trạng này nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp nếu các phương pháp điều trị của họ dường như đã ngừng hoạt động hoặc nếu các triệu chứng trở nên thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn.

2.7 Viêm loét đại tràng

nhung trieu chung bat thuong cua benh duong tieu hoa ban nhat dinh phai de phong 5eb 6437583

Tiêu chảy kéo dài là một trong những triệu chứng viêm loét đại tràng.

Viêm loét đại tràng là một loại viêm ruột gây viêm trực tràng và ruột già. Tình trạng viêm cũng có thể lan sang các phần khác của ruột theo thời gian.

Một số triệu chứng của viêm loét đại tràng có thể bao gồm: Tiêu chảy dài ngày, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, đau bụng…

Những người không có chẩn đoán viêm loét đại tràng trước đó nên tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức nếu họ gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên. Các bác sĩ sẽ có thể xác định liệu người đó có mắc bệnh hay không và đề xuất phương án điều trị nếu cần thiết.

Điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, thuốc để kiểm soát viêm và giảm các triệu chứng hoặc phẫu thuật. Nếu bắt đầu điều trị viêm loét đại tràng càng sớm thì triển vọng khỏi bệnh lâu dài sẽ càng tốt.

Những người bị viêm loét đại tràng nên liên hệ với bác sĩ nếu họ bị bùng phát nghiêm trọng hoặc tái phát.

3. Phòng các bệnh đường tiêu hóa

Bệnh đường tiêu hóa có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi chế độ và thói quen ăn uống, bổ sung probiotic, kiểm soát căng thẳng…

3.1 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa. Chế độ ăn uống có lợi nên chứa nhiều chất xơ, đồng thời hạn chế chất béo và gia vị. Chất xơ sẽ làm tăng khối lượng và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong ruột, từ đó góp phần ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng có khả năng duy trì sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa. Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu giúp phòng ngừa các vấn đề như ợ chua, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, co thắt ruột, trĩ, hội chứng ruột kích thích…

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, lối sống hiện nay cho thấy nhiều người đang ăn quá nhiều chất béo, bột đường và lười ăn rau, thiếu chất xơ gia tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Theo thống kê có tới 57 % người Việt trưởng thành lười ăn rau và trái cây theo đúng khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới là mức 400g/ngày.

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc gia vị cay, nóng sẽ khó tiêu hóa hơn và dễ gây ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản hoặc đau dạ dày. Chế độ ăn uống lành mạnh nên hạn chế các món chiên xào hoặc cay nóng.

nhung trieu chung bat thuong cua benh duong tieu hoa ban nhat dinh phai de phong 659 6437583

Ăn nhiều rau xanh và trái cây.

3.2 Thay đổi thói quen ăn uống

Thực hiện thói quen ăn uống phù hợp cũng có lợi cho đường tiêu hóa. Một số thói quen ăn uống tốt được khuyến nghị là: Ăn chậm, nhai kỹ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nhất là giảm thiểu áp lực lên dạ dày. Hạn chế ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn, có thể chia 3 bữa chính thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày để phòng tránh hệ tiêu hóa bị quá tải và làm việc kém hiệu quả.

Đặc biệt, nên tránh nằm ngay sau khi ăn vì sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nên ăn tối ít nhất 2-3 tiếng trước khi đi ngủ.

TS.BS Nguyễn Văn Long

Thực phẩm sống là một trong những tác nhân gây ra rối loạn tiêu hóa. Thực phẩm sống luôn kém an toàn hơn thực phẩm chín, nhất là khi chưa được chế biến sạch sẽ, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập dạ dày. Đối với dạ dày nhạy cảm có thể gây ra phản ứng tức thì của chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.

3.3 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Mầm bệnh từ môi trường có thể xâm nhập và gây tổn thương đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) có thể lây truyền qua thức ăn và nguồn nước. Tình trạng nhiễm khuẩn H.P làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư dạ dày. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phòng các bệnh lý đường tiêu hóa.

Cần rửa tay và vệ sinh các vật dụng cẩn thận trước khi chế biến thực phẩm cũng như trước khi ăn. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã, đổ rác, chế biến thịt sống hoặc tiếp xúc với vật nuôi để tránh các mầm bệnh còn tồn tại trên tay…

Tăng cường sức đề kháng bằng lợi khuẩn Probiotic

Khắc phục táo bón cho trẻ sơ sinh bằng probiotic hiệu quả khi bố mẹ đã chọn đúng loại

3.4 Uống nhiều nước

Nước giúp các chất thải di chuyển dễ dàng, hỗ trợ làm sạch đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón nhờ khả năng làm mềm phân. Uống nhiều nước cũng hạn chế tình trạng mất nước, nhất là khi bị tiêu chảy. Nước cũng hỗ trợ quá trình p.hân h.ủy thức ăn và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Để ngăn ngừa bệnh lý đường tiêu hóa, một người nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày (khoảng 2 lít). Tuy nhiên, cần tránh đồ uống có nhiều đường và chứa nhiều caffeine vì chúng có thể khiến các vấn đề tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn. Nguồn nước cần được xử lý kỹ (lọc, đun sôi) để tránh các tác nhân gây hại.

3.5 Thận trọng khi dùng thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, có khả năng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Chẳng hạn như, nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) có thể gây ợ chua, đau bụng, tiêu chảy, kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không tự ý dùng thuốc và cần thông báo ngay với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ. Người bệnh không lạm dụng thực phẩm chức năng để ngừa nguy cơ gây tổn thương gan.

3.6 Bổ sung thêm probiotic

Probiotic là các chủng vi khuẩn sống tồn tại trong đường tiêu hóa của con người. Chúng giúp cải thiện một số tác động bất lợi do chế độ ăn nghèo nàn, căng thẳng và thuốc gây ra. Đồng thời, các vi sinh vật có lợi cũng giúp phân giải lactose, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Những loại thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, kombucha (trà lên men) là nguồn cung cấp probiotic tự nhiên có lợi cho sức khỏe.

nhung trieu chung bat thuong cua benh duong tieu hoa ban nhat dinh phai de phong 0df 6437583

Sữa chua là nguồn cung cấp probiotic tự nhiên có lợi cho sức khỏe.

3.7 Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng có thể gây ra các vấn đề trên đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, co thắt thực quản hoặc tăng axit dạ dày dẫn đến khó tiêu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, căng thẳng có thể làm giảm lưu lượng m.áu và ôxy đến đường tiêu hóa, dẫn đến co thắt, viêm hoặc mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này làm trầm trọng thêm các bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, loét dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản…

Một số hoạt động như tập thể dục, yoga, thiền… sẽ giúp kiểm soát căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa. Điều quan trọng là phải tập luyện hàng ngày và đều đặn.

3.8 Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh lý xảy ra ở hệ thống này, nhất là đối với những người lớn t.uổi, thí dụ tăng cường tập thể dục sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ sỏi túi mật. Theo đó, mỗi tuần, một người nên dành ít nhất 150 phút hoạt động thể chất ở mức độ vừa hoặc 75 phút ở mức độ cao để cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

3.9 Hạn chế các thói quen có hại

Uống nhiều rượu bia và hút t.huốc l.á có thể cản trở quá trình tiêu hóa và gây ra nhiều vấn đề ở đường ruột. Hút t.huốc l.á góp phần gây trào ngược axit dạ dày, ợ chua và loét dạ dày. Trong khi đó, uống nhiều rượu bia gây chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi và có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư ở gan, dạ dày, tuyến tụy và đại tràng. Mọi người nên hạn chế những thói quen xấu này để ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *